DOANH NHÂN VÀ MẠNG XÃ HỘI
Xin anh đánh giá về độ tích cực và cởi mở của các chủ/lãnh đạo doanh nghiệp đối với công chúng thông qua mạng xã hội?
Thông thường, nếu không có lý do gì đặc biệt, doanh nhân thường ít khi xuất hiện trước công chúng và trên mạng xã hội hay báo chí. Việc xuất hiện trước công chúng phải mang lại lợi ích gì đó, nằm trong một kế hoạch nào đó.
Đâu là mặt lợi và đâu là những rủi ro đối với họ và doanh nghiệp do họ làm chủ/lãnh đạo? Ví dụ?
Gắn hình ảnh cá nhân với thương hiệu của doanh nghiệp có cả mặt lợi và mặt hại. Mặt lợi là vốn xã hội, hình ảnh của cá nhân lãnh đạo góp phần tạo dựng lòng tin của công chúng vào thương hiệu và đưa ra một hình dung về sản phẩm dịch vụ được cung cấp. Ngược lại, khi có vấn đề xảy ra trong đời sống cá nhân của chủ doanh nghiệp, thương hiệu có thể bị ảnh hưởng xấu, thậm chí có thể bị tẩy chay.
Theo anh, doanh nhân/lãnh đạo có nên cởi mở hơn trên mạng xã hội hay không?
Họ nên là chính họ một cách authentic trên mạng xã hội hay nên gắn với doanh nghiệp?
Less is more là nguyên tắc các lãnh đạo nên áp dụng. Chỉ nói những điều cần nói, vừa đủ và theo hình thức phù hợp. Mỗi phát ngôn đều cần phù hợp với hình ảnh thương hiệu mà mình đại diện, vị trí xã hội và trọng tâm truyền thông vào thời điểm ấy. Nên nhớ, công chúng không thể tách rời hình ảnh cá nhân của lãnh đạo và thương hiệu.
Để tận dụng được mạng xã hội cũng như tránh được những rủi ro, anh có lưu ý gì?
Theo tôi nguyên tắc hành xử, ứng xử trên không gian mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch ban hành năm 2021 đã có đầy đủ những gợi ý cần thiết. Ví dụ như nguyên tắc về tham gia không gian mạng một cách an toàn, tôn trọng pháp luật, tôn trọng người khác; nguyên tắc về thông tin lành mạnh; hay những nguyên tắc về việc không sử dụng từ ngữ gây mâu thuẫn, xung đột, phân biệt vùng, miền, giới tính, tính ngưỡng, tôn giáo; không sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, tráithuần phong mỹ tục.
Nguyễn Đình Thành
Chuyên gia truyền thông văn hóa