A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TRIỂN LÃM CHÚC SỐNG LÂU CỦA HS TRẦN TRỌNG VŨ

Bấy lâu nay, cái tên Trần Trọng Vũ không còn xa lạ với giới yêu nghệ thuật dù rằng họa sỹ này không sống ở trong nước đã 18 năm nay. Là con trai của nhà thơ-họa sỹ nổi tiếng Trần Dần, chồng của nhà văn Thuận, anh vợ của tiến sỹ văn học-nhà phê bình Đoàn Cầm Thi và anh em cọc chèo với nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam người Pháp, tác giả cuốn ‘’Quan và lại ở Việt Nam, một hệ thống hành chính trước thử thách’’ Emmanuel Poison, thành công trong sự nghiệp của Trần Trọng Vũ tưởng không có gì khó hiểu. Nhưng người họa sỹ này đã không chọn con đường dễ dàng để đi vì theo như bố anh nói ‘’chỉ có động vật dễ dàng mới chọn đường dễ’’. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc năm 1987 tại trường ĐHMT Hà Nội và ở lại trường làm giáo viên hình họa, anh được sang Pháp học ba năm tại trường ĐHMT Paris danh tiếng rồi ở lại Paris.

 

Những ngày này, đi ngang con phố Tràng Tiền, dù ngày hay đêm, mắt bạn hẳn không khỏi bị hút vào những hình vẽ dị thường được xếp đặt một cách lạ thường của một họa sỹ cũng khác thường : Trần Trọng Vũ.

Bấy lâu nay, cái tên Trần Trọng Vũ không còn xa lạ với giới yêu nghệ thuật dù rằng họa sỹ này không sống ở trong nước đã 18 năm nay. Là con trai của nhà thơ-họa sỹ nổi tiếng Trần Dần, chồng của nhà văn Thuận, anh vợ của tiến sỹ văn học-nhà phê bình Đoàn Cầm Thi và anh em cọc chèo với nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam người Pháp, tác giả cuốn ‘’Quan và lại ở Việt Nam, một hệ thống hành chính trước thử thách’’ Emmanuel Poison, thành công trong sự nghiệp của Trần Trọng Vũ tưởng không có gì khó hiểu. Nhưng người họa sỹ này đã không chọn con đường dễ dàng để đi vì theo như bố anh nói ‘’chỉ có động vật dễ dàng mới chọn đường dễ’’. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc năm 1987 tại trường ĐHMT Hà Nội và ở lại trường làm giáo viên hình họa, anh được sang Pháp học ba năm tại trường ĐHMT Paris danh tiếng rồi ở lại Paris.

 

Năm 1998, khi tranh của Vũ đang bán ‘’chạy như tôm tươi’’, anh đột ngột chuyển hướng, làm trái lại tất cả những gì mà ‘’Vũ trước 98’’ từng yêu thích, từng coi là tiêu chí đích thực và cuối cùng của hội họa để chuyển sang một hình thức hội họa hoàn toàn mới với anh (và ít nhất là hoàn toàn mới ở Việt Nam) : tranh vẽ trên ny-lông trong, hội họa đa chiều (trong cách tiếp cận của người họa sỹ, trong cách tiếp nhận của công chúng, trong ý nghĩa truyền tải), một thứ hội họa không thờ ơ hay ‘’phải đạo’’. Người ta không còn nhận ra Vũ trước kia, có người quay sang ghét ông họa sỹ đã ‘’tự thay máu’’ này. Triển lãm Chúc sống lâu, hiện đang được giới thiệu trong Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội là tác phẩm mới nhất của Trần Trọng Vũ theo phong cách nghệ thuật cách tân và triệt để này.

 

 

Triển lãm là một sắp đặt với 41 hình người vẽ trên ny-lông trong được treo theo kịch bản mà Vũ nghĩ ra cho phù hợp với không gian triển lãm. Tranh vẽ không còn chỉ đơn thuần là tranh vẽ vì phông nền đã trở nên trong suốt, mỗi khi có người hay ánh sáng đi qua, ‘’bức tranh’’ ấy lại thay đổi hình nền, tạo ra những hiệu ứng thị giác riêng biệt. Bản thân màu vẽ trên những tấm ny lông cũng là một ‘’phát minh’’ của Vũ mà anh từ chối tiết lộ công thức. Những hình người trong tư thế lạ lùng, hơi khụy gối, còng lưng, mặc quần áo công sở, ‘’đồng phục’’ một kiểu cười, vóc dáng to, cao bằng người thật, chân sát mặt đất xếp hàng quanh một tấm thảm đỏ dẫn lên một bức tranh – tâm điểm của triển lãm - ở phía trên. Tận cùng của tấm thảm đỏ là bức tranh đám cưới chuột theo dòng tranh Đông Hồ với dòng chữ chúc sống lâu bằng tiếng Anh ở giữa. Điều khác biệt là chuột xưa khác chuột nay, mèo nay khác mèo xưa. Mèo nay tây hơn, chuột nay trông kinh khiếp chứ không hiền như chuột xưa. Đồ hiến cống cho mèo cũng khác đó là phong bì, rượu rắn, sâm cao ly, nước hoa, chú rể cũng đi xe máy mà không còn cưỡi ngựa. Tác giả đặt câu hỏi qua thông điệp thị giác về ý nghĩa và cách thức bảo tồn phát huy Truyền thống hiện nay. Ai cũng có thể nhìn ra rằng bức tranh dân gian tiêu biểu cho truyền thống như Đám cưới chuột đã được chép lại một cách thô thiển, đó là điều dễ nhận thấy. Nhưng hiện nay có bao nhiêu cái biến chất, sai lệch trong cách sao chép và bảo tồn truyền thống mà người ta không nhận ra ? Những bức tranh cũng làm người xem không khỏi không nghĩ đến nạn tham nhũng và những nguy cơ ‘’đồng nhất hóa’’ ‘’đơn nhất hóa’’ trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay. Tác phẩm còn gợi mở nhiều tầng, cấp suy nghĩ và cảm nhận khác tùy theo phông văn hóa của mỗi người. Có điều, không người xem nào, dù trình độ ra sao, phải ra về ‘’tay trắng’’ sau khi xem triển lãm này.

Với thủ pháp nghệ thuật sắp đặt, Trần Trọng Vũ đã làm thay đổi cơ bản cách người xem tiếp cận với tác phẩm. Người họa sỹ khi vẽ cũng đã tính đến người xem như một thành tố động trong tác phẩm của mình. Tác phẩm có một đời sống mới khi người xem thâm nhập và biến vào tác phẩm. Để hiểu và cảm nhận, người xem phải đi vào trong tác phẩm và vận dụng trí óc kết hợp với cảm nhận của mình. Quan hệ thụ động truyền thống của đa phần người xem khi đến với hội họa truyền thống, với những bức tranh đóng khung ngay ngắn, trep ở một độ cao nhất định với những cái tên rõ ràng đã hoàn toàn thay đổi. Với Vũ, ‘’tên của tác phẩm cũng là một phần của tác phẩm, nó phải làm người ta suy nghĩ’’ chứ không trôi tuột, hay hiểu ngay từ lần đầu tiên như những bức tranh được đặt tên theo cách cũ.

Sâu sắc, điêu luyện, độc đáo, đa nghĩa và đầy tính mô phạm là những gì đang chờ đợi người xem ở triển lãm kéo dài đến hết tháng 2 năm 2007 này.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật