A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ MÌNH MẤT ĐỘNG LỰC

Trong một cuộc chiến cách đây không xa, người ta đã áp dụng một chiến thuật tâm lý kì lạ và gây ra mức độ tổn thất cao kỷ lục ở các cựu chiến binh Mỹ sau cuộc chiến. 38% cựu binh Mỹ thoát khỏi cuộc giam giữ này tự tử. Cao nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ. 50%. trong đó là họ tự bỏ cuộc không cố gắng sống.

Bên giam giữ cung cấp đầy đủ điều kiện sống cho tù binh. Người ta không tra tấn tù binh, thậm chí tù binh được kết giao với kẻ giam giữ. Sau chiến tranh tù binh được trả tự do và được phép gọi điện về nhà nhưng ít ai gọi. Về nước, không ai chơi với ai, họ như thể sống trong một xà lim vô hình, thiếu tá quân y Mayer mô tả đây là chứng tuyệt vọng cực độ nó bao gồm sự từ bỏ - sự thiếu sức kháng cự, sự chấp nhận thụ động.

Nếu như trong nhà giam, họ bị sỉ nhục, hay hành hạ thì họ sẽ phản kháng và có động lực để chiến đấu, nhưng kẻ thù không làm như vậy. 4 chiến thuật phá huỷ động lực sống được áp dụng là:

Chỉ điểm:

Họ được cổ vũ tố cáo lẫn nhau, quan hệ cấp trên cấp dưới không còn tồn tại. Khi tố cáo người khác họ được thưởng thuốc lá hay đồ ăn ngon.

Tự phê:

Mỗi người tự thú nhận về các tội lỗi họ đã phạm phải. Những điều tốt đẹp họ lẽ ra cần phải làm. Điều này làm cho người ta không còn tôn trọng nhau.

Triệt tiêu sự tuân thủ kỷ luật, loại bỏ sự gắn bó với tổ quốc:

Bạn bè, đồng đội không tồn tại trong mắt họ nữa. Người ta thờ ơ với những gì diễn ra xung quanh, ngay cả thảm kịch với đồng đội của mình.

Ngăn chặn cảm xúc tích cực :

Cai tù bỏ hết thư từ tích cực, chỉ gửi tới thông tin người thân qua đời, vợ đệ đơn li dị, người yêu nói chia tay, thậm chí hoá đơn quá hạn. Còn gì kinh khủng hơn việc bạn chiến đấu vì tổ quốc và cái bạn nhận được lại là một hoá đơn điện, nước quá hạn. Tù binh không còn tin tưởng vào điều gì nữa. Hơn nữa, họ lại đối diện với điều này 1 mình, hoàn toàn cô độc.

Chiến thuật này triệt tiêu động lực sống, động lực làm điều tốt, và sức tàn phá của nó thật khủng khiếp.

 

Đừng bao giờ bạn mất động lực cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Sách gợi ý: Bí mật chiếc xô cảm xúc.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan