A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

DÒNG MEKONG VÀ NHÀ NHIẾP ẢNH

Cảnh vật đối thoại với con người, chân dung cận cảnh chan hòa với một bức ảnh panorama. Mỗi bức ảnh đưa người xem đến với nỗi niềm thầm kín của một số phận, một miền đất một con người. Nhưng cái giữ nguyên vẫn là ánh mắt.

Cảnh vật đối thoại với con người, chân dung cận cảnh chan hòa với một bức ảnh panorama. Mỗi bức ảnh đưa người xem đến với nỗi niềm thầm kín của một số phận, một miền đất một con người. Nhưng cái giữ nguyên vẫn là ánh mắt.

\n\n

\n\n

      Đó là ấn tượng chung của người xem về triển lãm ảnh. Những bức chân dung MeKong của Lâm Đức Hiền đang diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Triển lãm mở đầu bằng một loạt ảnh về Tây Tạng, từ vùng đất trơ cằn hoang vu tưởng như không còn sức sống, cho đến những làng muối ven sông MeKong, rồi xuôi xuống Lào, với khu vườn nghìn phật, những người dân tộc Iko; Campuchia với hình ảnh rừng cao su, cô gái Phnômpênh với đôi mắt to như thiếu nữ Apsara. Và cuối cùng là con người và cuộc sống ở Sóc Trăng, Cần Thơ của Việt Nam, điểm cuối của con sông trước khi đổ ra biển. Xuyên suốt 17 bức ảnh, là những ánh mắt. Nếu sắp một loạt bức ảnh chân dung của Lâm Đức Hiền cạnh nhau, người ta sẽ đi qua một rừng mắt, một rừng cái nhìn, một rừng số phận, một rừng cảm xúc.
  

\n\n

\n\n

      Không thay đổi góc chụp, khoảng cách, độ nét, Lâm Đức Hiền đã chọn riêng cho mình một ngôn ngữ nhiếp ảnh độc đáo mà anh áp dụng suốt mấy chục năm cầm máy: ảnh đen trắng, bỏ chi tiết, chụp trực diện, nhất là ánh mắt. Với anh, cái cần nhất là cảm xúc mà bức ảnh truyền tải chứ không phải là sự hoàn mỹ hay sự bài trí, màu mè. “Tôi chụp ảnh trước hết bằng trái tim và đôi tai”. Có lẽ nhờ quan niệm nhân văn đó, Lâm Đức Hiền đã không bao giờ gặp khó khăn khi đề nghị người khác cho chụp ảnh chân dung và có được những giải thưởng lớn về nhiếp ảnh. Công chúng Việt Nam biết đến Lâm Đức Hiền lần đầu tiên vào năm 2003 khi anh giới thiệu triển lãm Festival Cannes tại Việt Nam. Triển lãm năm 2004 mang tên Người Iraq đã mang lại cho anh giải nhất của World press photo, giải thưởng nhiếp ảnh báo chí danh tiếng nhất thế giớị Anh đã tới chụp ảnh tại nhiều điểm nóng như Rwanda, Chesnia, Bosnia hay Iraq...
     

\n\n

\n\n

 Là người Việt, sinh ở Lào, quốc tịch Pháp, mong muốn tìm về nguồn cội không ngừng thôi thúc Lâm Đức Hiền trong hàng chục năm trờị Năm 2005, anh quyết định đi ngược hết dòng sông MeKong để tìm về nguồn cội của mình. Một chuyến lữ hành ba cấp độ: địa lý, nhân văn và tâm linh. Chuyến đi ấy đã dẫn anh qua 6 nước dọc sông MeKong, khám phá, sống lại, tìm lại những vùng đất, những nền văn hóa, những số phận, những kỷ niệm của những con người sống dọc sông và qua đó kể lại câu chuyện của chính mình. Chuyến đi ấy được kể lại trong bộ phim cảm động dài 52 phút, Dòng MeKong và nhà nhiếp ảnh, vừa được chiếu lần đầu tiên tại Việt Nam. Khán giả đã xúc động đón nhận bộ phim đắt giá này không phải chỉ vì chuyến đi Tây Tạng- giấc mơ của mọi nhà nhiếp ảnh trên thế giới, đã ngốn mất 30.000 USD, mà vì bộ phim ngập tràn tình yêu và ký ức. Tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người, ký ức cá nhân, ký ức tập thể. “Bạn hãy tưởng tượng mình lên cao gần 6.000m, trời lạnh âm 30 độ, đi trong tuyết và chụp ảnh. Da tượt ra vì lạnh. Đầu choáng váng vì thiếu ôxị Mỗi bức ảnh thành công là một niềm vui vô hạn. Vui vì mình đã cho người ta một bức ảnh, vui vì người ta đã trao cho mình hình ảnh để chụp cũng như đã dành cho mình sự hiếu khách. Nếu anh đói, người ta cho anh ăn. Nếu anh ốm, người ta chăm sóc anh. Không đòi hỏi gì cả. Người ta chỉ đối xử theo tình người mà không cần bất cứ thứ lý luận nào khác.” Thiết tưởng không có triết lý nào nhân bản hơn thế mà người ta có thể rút ra được từ việc chụp và xem những bức ảnh.
     

\n\n

\n\n

 Người xem có thể theo bước chân của nhà nhiếp ảnh từ đồng bằng sông Cửu Long- nơi dân cư đông đúc và tràn trề sự sống đến tận miền Tây Tạng. Không phải vùng Tây Tạng phì nhiêu mà là nơi heo hút, nơi chưa có nhà nhiếp ảnh nào đặt chân đến. Người xem chuyển từ nơi sức sống tràn trề đến nơi chỉ còn đá và tuyết. Người xem cũng có thể bắt đầu từ Tây Tạng để xuôi dần ra cửa biển. Khám phá triển lãm theo hướng này, chắc chắn bạn sẽ giật mình khi nhìn thấy một con voi trên đất Lào thấp thoáng tung vòi trong vòm cây hoặc lặng người trước vẻ đẹp thanh tịnh của ngôi vườn nghìn phật.

\n\n

 

\n\n

Đinh Nguyên

\n\n

 

\n\n

Bài đăng trên Đại Biểu Nhân Dân
\nhttp://www.daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=2085
\n
\nBài của anh Lưu Quang Phổ
\nhttp://www.thanhnien.com.vn/news1/pages/200649/173545.aspx

\n\n

 

\n\n

Dòng MeKong và nhà nhiếp ảnh  06/12/2007

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan