CÁCH NETFLIX XÂY DỰNG CON NGƯỜI
Ra đời khi Blockbuster đang là một con khủng long của ngành công nghiệp giải trí trong lĩnh vực cho thuê nội dung phim ảnh, video, Netlfix đã nhìn thấy tương lai mà gã khổng lồ Blockbuster không nhìn thấy: thị trường giải trí online và các cơ hội không tưởng đến từ thế giới số.
Ngày nay, Blockbuster, kẻ đã coi thường và không thèm mua Netflix, đã phá sản vào năm 2010 còn Netflix đã có giá trị gần 200 tỷ đô la, lọt vào top 50 brand có giá trị nhất thế giới, phục vụ 130 triệu thuê bao trên 190 nước.
Ra đời khi Blockbuster đang là một con khủng long của ngành công nghiệp giải trí trong lĩnh vực cho thuê nội dung phim ảnh, video, Netlfix đã nhìn thấy tương lai mà gã khổng lồ Blockbuster không nhìn thấy: thị trường giải trí online và các cơ hội không tưởng đến từ thế giới số.
�Ngày nay, Blockbuster, kẻ đã coi thường và không thèm mua Netflix, đã phá sản vào năm 2010 còn Netflix đã có giá trị gần 200 tỷ đô la, lọt vào top 50 brand có giá trị nhất thế giới, phục vụ 130 triệu thuê bao trên 190 nước.
Họ đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình như thế nào?
Bạn nghĩ sao nếu có người nói rằng training, tập huấn, làm team building, tiến hành trao quyền cho nhân viên hay không, khuyến khích bằng lương thưởng, những bữa tiệc giải trí không còn hiệu quả nữa để tạo động lực cho nhân viên? “Một hệ thống phức tạp và tinh xảo được thiết lập trong thế kỷ 20 dùng để quản lý con người sẽ chẳng giúp được gì nhiều khi đối mặt với những thách thức của thế kỷ 21”.
1. Có nên làm nhân viên gắn kết với tổ chức theo cách cũ không?
Không! Vì sự gắn kết thường bị xem là một mục tiêu hướng đến thay vì mục tiêu chính là phục vụ khách hàng và gặt hái thành quả.
2. Không có ai là không thể thay thế được. Đừng biến công ty thành gia đình mà hãy biến nó thành 1 đội thể thao. Ai cũng cần được đánh giá định kì, có thể bị thay thế khi phong độ sa sút. “thứ tuyệt vời nhất mà bạn có thể làm cho nhân viên của mình là tìm cho họ những người cộng sự làm việc thật năng suất. Nó có giá trị hơn nhiều một trận bóng đá, một bữa ăn sushi miễn phí, khoản tiền thưởng kí kết hay thậm chí là cổ phiếu.
3. Lãnh đạo cần thường xuyên thông báo cho nhân viên biết thực tế hoạt động của công ty mình, những khó khăn công ty đang phải đối đầu và mời mọi nhân viên tham gia giải quyết các vấn đề ấy. Lãnh đạo các đơn vị cũng cần chia sẻ hiện tại, tương lai của bộ phận mình với nhân viên của mình và các bộ phận khác. Không phải chỉ với các lãnh đạo ngang hàng của mình.
Một trong vài ý hay note lại từ cuốn sách.
Hạnh phúc thực sự trong công việc là gì? Ứng xử ra sao với người mới vào và người hết khả năng phát triển và ra đi? Chia tay như thế nào để không gây “thù hận”? Tuyển người có thể phù hợp và cực kì phù hợp khác nhau như thế nào?
Cuốn sách mang đến nhiều kiến giải mới cho các nhà quản lý doanh nghiệp, giám đốc HR và các cấp quản lý trong doanh nghiệp.