A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Note 9/9: người làm PR và sự cân bằng trong cuộc sống

Jeysey Girl không phải là bộ phim được các nhà phê bình phim đánh giá cao, nó cũng chẳng phải bộ phim cho thấy các chiêu trò PR đáng học tập, Jeysey Girl đơn giản là bộ phim về một góc trong đời người PR.


 

Note 9/9: người làm PR và sự cân bằng trong cuộc sống

 

Sau hai tháng trời, cuối cùng cũng đi đến note cuối cùng về nghề PR qua phim ảnh: từ PR chính trị, khủng hoảng đến pr cá nhân, những kỹ năng như copy writing, thu hút sự chú ý của công chúng cho đến PR nội bộ, ý thức của mỗi người PR trong công việc, hôm nay mời bạn đến với note cuối cùng về sự cân bằng trong cuộc sống và công việc.

 

Jeysey Girl không phải là bộ phim được các nhà phê bình phim đánh giá cao, nó cũng chẳng phải bộ phim cho thấy các chiêu trò PR đáng học tập, Jeysey Girl đơn giản là bộ phim về một góc trong đời người PR.

 

Bạn nghĩ thế nào khi hét lên trong một khán phòng chật ních nhà báo rằng khách hàng của bạn, một siêu sao Hollywood, là một diễn viên quèn? Rằng cả trăm nhà báo trong khán phòng hãy ngậm miệng lại, rằng họ chỉ là lũ lá cải rẻ tiền? Ollie Trinké (Ben Affleck đóng) trong bộ phim đã làm như vậy: anh đã bước vào lịch sử ngành PR (tưởng tượng) và tự đóng sập mọi cánh cửa việc làm trong giới. "Ngay cả một tên quốc xã tìm việc bây giờ cũng dễ hơn anh" người ta nói với anh như vậy. Một cú ngã trời giáng với một nhân vật PR đầy thế lực trong giới truyền thông (27 tuổi đã có 100 nhân viên dưới quyền ở giữa New York náo nhiệt). Anh về quê sống với cha đẻ và cô con gái của mình vì vợ anh (Jenifer Lopez đóng) đã mất khi sinh bé. Tụt xuống những nấc thang cuối của xã hội khi đi làm nhân viên giao thông công chính, Ollie không nhận ra chính mình cho đến 1 hôm, công ty anh gặp khó khăn khi thuyết phục người dân về sự cần thết phải chặn đường, sửa chữa hệ thóng nước công cộng. Bằng tài năng PR của mình Ollie đã thuyết phục được người dân. Anh chợt nhận ra, dù làm gì, cuối cùng anh vẫn là một PR practicer. Anh quay lại thành phố lớn và kiếm tìm một công việc mới. Ở đây anh vô tình gặp lại Will Smith, khách hàng cũ, người mà anh đã xúc phạm trong cuộc họp báo định mệnh. Hai người vô tình nói chuyện với nhau về những giá trị trong cuộc sống, Ollie chợt nhận ra rằng, gia đình chính là điều quan trọng nhất. Anh bỏ việc và về sống với con gái và người yêu (Liv Tayler đóng) trong thị trấn thanh bình.

 

Phim cho thấy sự khắc nghiệt của nghề PR chuyên nghiệp, đặc biệt là PR agency. Càng thăng tiến, Ollie càng ngày càng ít thời gian cho vợ, anh về nhà muộn hơn, không đến đúng lịch hẹn để đưa vợ đi khám thai như một người bình thường. Và khi mắc sai lầm, người ta thường ít có cơ hội sửa chữa.

         “Sảy chân gượng lại cho vừa

 sảy miệng còn biết đá đưa đường nào?”

câu nói này đặc biệt đúng với những người làm công việc giao tế xã hội.

 

Không hé lộ nhiều về những chiêu trò PR lắt léo, bộ phim mang lại những thông điệp không mới nhưng thời nào cũng đúng: hãy đối xử tốt với đồng nghiệp của mình bởi một ngày nào đó người ta lại giúp được nhau. Nhân viên cũ của Ollie đã cố gắng trong suốt nhiều năm để ở một vị trí đủ cao để giúp được người sếp cũ của mình tìm được công việc mới. Đây chính là điều mà tôi đã nhiều lần nhắc đến mỗi khi có dịp trao đổi về văn hóa doanh nghiệp. Cái khó nhất là học được cách tin người, sống chân thành và chia sẻ để biến 10 tiếng mỗi ngày bên nhau không trở thành địa ngục; để còn nhìn thấy nhau và tốt hơn nữa là giúp đỡ nhau trong sự nghiệp. Không tin người trước làm sao mong người tin ta?

 

Cuối cùng bộ phim đặt ra một tình huống như trong chuyện cổ tích: Ollie từ bỏ tương lai trong lĩnh vực PR khắc nghiệt ở New York để xây dựng một cuộc sống thanh bình tại một thành phố nhỏ, nơi anh sinh ra và lớn lên. Có người bảo thế là dại, có người bảo thế là khôn. Chẳng ai sai, chẳng ai đúng chỉ có điều Ollie sẽ là người hạnh phúc vì được sống với bên những người mình yêu thương bởi trong cuộc đời người ta có 3 yếu tố quan trọng: Gia đình – Công Việc – Bè bạn. Sau những thành công và thất bại, có lẽ Ollie đã chọn làm điều có ý nghĩa nhất với mình. Cuộc sống hiện đại với biết bao điều bận rộn và guồng quay bất tận của công việc làm con người ngày càng ít thời gian cho gia đình. Sức ép của công việc, nhu cầu phải thành công, những cuộc kiếm tìm cơ hội kinh doanh, những chỉ số, mục tiêu phải đạt được khiến người ta khó thể dứt ra được để dành thời gian cho gia đình, cho yêu thương – sẻ chia.

 

Xin kết lại note cuối cùng bằng câu nói của Mark Albion, tác giả của cuốn sách gối đầu giường của nhiều sinh viên Đại học Havard đã viết trong cuốn “Hơn cả tiền”: bạn mải mê đổ thời gian và công sức vào công việc – nơi bạn có thể dễ dàng bị thay thế mà không biết rằng Gia đình chính là nơi duy nhất mà bạn không thể bị thay thế. Vì vậy, chìa khóa cánh cửa hạnh phúc đích thực nằm đâu đó ở giữa 3 yếu tố: Gia đình – Công Việc – Bè bạn.

 

The choice is yours!

 

 

Bài 1 PR Kinh tế/Lobby - Xoay chuyển vấn đề

http://goo.gl/SVJhY

 

Bài 2 PR chính trị - xử lý khủng hoảng do scandal

http://goo.gl/WOiK1

 

Bài 3  PR quan hệ với khách hàng

http://goo.gl/Vey30

 

Bài 4  PR chính trị: PR chính trị - tranh cử : Primary colors /Bulworth

http://goo.gl/y4HgM 

 

Bài 5   PR xây dựng hình ảnh cá nhân và tuyên truyền

http://goo.gl/aXog4

 

Bài 6 PR xây dựng hình ảnh cá nhân

  http://goo.gl/cKtWu 

 

Bài 7   Kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân và ý thức khi viết của người PR

http://goo.gl/LqaIj

 

bài 8:  PR lăng-xê sản phẩm

http://nguyendinhthanh.com/1682/news-detail/668092/phim-pr-can-xem/note-8-9-pr-lang-xe-san-pham.html

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật