note 2/9 PR chính trị - xử lý khủng hoảng : Wag the dog
Bộ phim kinh điển thứ hai với giới PR theo mình là Wag the dog. Một bộ phim hài thậm xưng (black humor) về nghề PR chính trị. Bạn gặp lại những lời nói dối kinh điển của Bush trong việc bịa ra việc Irắc có vũ khí hủy diệt hàng loạt để tiến hành chiến tranh nhằm ở lại ngôi vị tổng thống; vụ bê bối tình dục của Bill Clinton và cuộc ném bom Kosovo nhằm đánh lạc hướng dư luận của ông này. Bối cảnh câu chuyện là 11 ngày trước bầu cử, tổng thống Mỹ bị dính phải một vụ bê bối tình dục với một cô thực tập sinh tại Nhà Trắng. Conrad Brean (Robert De Niro) một bậc thầy PR chính trị (với chuyên môn về đánh lạc hướng dư luận) được thuê để xử lý vụ này. Tin xấu đã loan trên tất cả báo lớn. Conrad đã dùng quan hệ báo chí của mình để cấy lên hình ảnh một cuộc chiến sắp xảy ra trong cuộc họp báo khẩn cấp tại Nhà Trắng và sau đó làm giả một cuộc chiến với Albania. Chỉ 3 ngày sau, tin xấu về tổng thống biến mất khỏi mặt các báo lớn và chiến dịch PR đã thành công rực rỡ: tổng thống tái đắc cử với 89% và xây dựng thành công hình ảnh của một vị tổng thống có khả năng đảm bảo an ninh cho nước Mỹ.
Bộ phim kinh điển thứ hai với giới PR theo mình là Wag the dog. Một bộ phim hài thậm xưng (black humor) về nghề PR chính trị. Bạn gặp lại những lời nói dối kinh điển của Bush trong việc bịa ra việc Irắc có vũ khí hủy diệt hàng loạt để tiến hành chiến tranh nhằm ở lại ngôi vị tổng thống; vụ bê bối tình dục của Bill Clinton và cuộc ném bom Kosovo nhằm đánh lạc hướng dư luận của ông này. Bối cảnh câu chuyện là 11 ngày trước bầu cử, tổng thống Mỹ bị dính phải một vụ bê bối tình dục với một cô thực tập sinh tại Nhà Trắng. Conrad Brean (Robert De Niro) một bậc thầy PR chính trị (với chuyên môn về đánh lạc hướng dư luận) được thuê để xử lý vụ này. Tin xấu đã loan trên tất cả báo lớn. Conrad đã dùng quan hệ báo chí của mình để cấy lên hình ảnh một cuộc chiến sắp xảy ra trong cuộc họp báo khẩn cấp tại Nhà Trắng và sau đó làm giả một cuộc chiến với Albania. Chỉ 3 ngày sau, tin xấu về tổng thống biến mất khỏi mặt các báo lớn và chiến dịch PR đã thành công rực rỡ: tổng thống tái đắc cử với 89% và xây dựng thành công hình ảnh của một vị tổng thống có khả năng đảm bảo an ninh cho nước Mỹ.
Dưới con mắt PR, bộ phim cho thấy một bộ mặt khác của nghề nghiệp đa hình đa dạng này: PR chính trị với các thủ đoạn, chiêu trò nhưng đồng thời cũng rất sáng tạo, chuyên nghiệp và vô cảm (cá nhân mình thấy, chính những bộ phim như thế này góp phần làm xấu hình ảnh của chữ PR trong lòng công chúng).
1. Chiêu trò chính của chuyên gia PR chính trị trong phim này được thể hiện bằng hình ảnh: wag the dog có thể tạm dịch trong trường hợp này là Kim thiền thoát xác (trong một chừng mực nào đó có thể là giương đông kích tây). Tức là trong trường hợp khủng hoảng, người chuyên gia hoặc đưa ra một số thông tin cũng xấu như thông tin bị tiết lộ để pha loãng sự chú ý của công chúng và báo chí hoặc dùng liệu pháp sốc: đặt xã hội vào một tình thế bắt buộc phải lựa chọn (critical situation) để rồi bỏ qua một số điểm yếu của nhân vật đang được nói đến để ưu tiên xử lý vấn đề nghiêm trọng kia (thường là chiến tranh, bạo lực, thiên tai). Cái này cũng rất gần với theory of fear mà hầu hết các chính trị gia thời kinh tế khó khăn hoặc thời chiến đều ưa dùng: tạo dựng một tình trạng rối ren, gây lo sợ rồi xây dựng hình ảnh của mình như giải pháp thích hợp nhất (Nicolas Sarkozy đã thành công trong việc này, xây dựng hình ảnh của một tổng thống cương quyết, giải quyết được vấn đề mất an ninh của xã hội). Trong bộ phim này, Conrad đã ‘‘đẻ’’ ra một cuộc chiến giả với Albania để đánh lạc hướng dư luận (giương Đông) đồng thời vẫn tiến hành vận động tranh cử như thường (kích Tây) và được cả hai mục đích. Vụ này có thể gợi ý cho nhiều đại gia Việt Nam trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông.
2. Người xem có thể sốc với thể loại hài ‘‘độc ác’’ này khi chứng kiến cảnh một đạo diễn kì cựu của Hollywood ‘‘sản xuất’’ cuộc chiến ra sao: từ việc xây dựng kịch bản cuộc chiến hình ảnh, tính trước các bước đi, làm giả hình ảnh, casting diễn viên, thậm chí sản xuất cả một bài hát mới rồi cài vào thư viện để thay đổi cả lịch sử âm nhạc (và gián tiếp qua đó là chính trị) của cả nước Mỹ; tìm nhân vật anh hùng cho cuộc chiến tưởng tượng. Và ‘‘hay’’ hơn nữa là nhân vật này vô tình bị bắn chết, tạo ra một đám tang hoành tráng, dấy lên sự thương xót của công chúng và gây nên một hiệu ứng PR khủng khiếp, đồng thời cũng khép lại mọi manh mối về vụ việc. Các chuyên gia hình ảnh, biên tập quảng cáo phải lắc đầu thán phục sự chuyên nghiệp và sức sáng tạo của ê kíp sản xuất hình ảnh của Hollywood – và qua đó là của các chuyên gia truyền thông (xây dựng hình ảnh của cô gái nạn nhân của chiến tranh ở Albabia, hình ảnh của cô bé Albania cầm trên tay những hạt lúa mì đầu mùa và bà mình được sang tị nạn tại Mỹ, tổng thống Mỹ choàng áo của mình cho bà già đỡ lạnh, hình ảnh tiều tụy của anh này với chiếc áo bị cắt nham nhở hóa ra là mang dòng chữ Courage mum theo mã morse). Với mọi hoạt động/sự kiện diễn ra, công chúng chỉ giữ lại một hình ảnh, hình ảnh càng xúc động, cô đọng bao nhiêu thì hiệu ứng truyền thông lại càng tốt bấy nhiêu.
3. Bộ phim cũng gián tiếp nhắc đến chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến đã làm thay đổi mãi mãi cách cover về hình ảnh của một cuộc chiến mà nước Mỹ tham gia: sẽ chỉ còn là những hình ảnh về công nghệ chính xác tuyệt đối, về những thương vong dân sự tối thiểu, sẽ không bao giờ có những hình ảnh có sức công phá như thời chiến tranh Việt Nam. Các nhà chính trị đã học được bài học từ cuộc chiến tại Việt Nam.
4. Làm PR, nghĩ ra ý tưởng đã khó, biến nó thành hình ảnh khó hơn, cụ thể hóa nó thành hành động còn khó hơn nữa. Conrad và Motss đã nghĩ ra một cuộc chiến, sản xuất hình ảnh về nó, dựng nên một hình ảnh người anh hùng là một cựu chiến binh bị mất tích trong cuộc chiến với Albania, đưa hình ảnh của người đó vào âm nhạc, vờ như có một bài hát về những người anh hùng bị bỏ rơi như một đôi giày cũ bị vứt đi vô tình được tìm thấy trong thư viện nghị viện, đẩy lại bài hát này vào cuộc sống hiện tại qua các kênh truyền thông hiện có. Đây chính là những bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề cho việc cụ thể hóa ý tưởng bằng cách kích thích dân Mỹ thể hiện lòng yêu nước và ủng hộ việc tìm lại cựu chiến binh này bằng cách vứt những đôi giầy cũ lên cây hoặc trên các sân bóng (và qua đó kiếm bộn tiền của các công ty sản xuất giày). http://www.youtube.com/watch?v=uZ3zW86qbLg
Tóm lại, Wag the dog là một bộ phim hay về PR chính trị, một nghề còn chưa được công nhận ở Việt Nam.
(Âm nhạc trong phim cũng là một bonus cho người xem với những bài hát tuyệt vời (‘’Courage mum’’, ‘’Good old shoe’’, "The American Dream" http://www.youtube.com/watch?v=enH2igVo55U
và "The Men of the 303" http://www.youtube.com/watch?v=47a7PKhpFJ0 )
Enjoy the film!
Note 1/9: PR Kinh tế/Lobby - Xoay chuyển vấn đề: Thank you for smoking
Note vui về gợi ý xử lý khủng hoảng của Hoàng Anh Gia Lai khi bị cáo buộc chiếm đất của người dân và phá rừng: