Note 5/9: PR xây dựng hình ảnh cá nhân và tuyên truyền
Note 5/9: PR xây dựng hình ảnh cá nhân và tuyên truyền
Enemy at the gates
Đám đông luôn cần những hình ảnh tích cực về những người lãnh đạo hoặc những người tạo cảm hứng cho họ. Đặc biệt là trong thời chiến nơi bộ máy tuyên truyền được vận dụng mọi kỹ thuật và công cụ cần thiết để đưa ra thông tin một chiều có lợi cho một bên tham chiến. Thực tế đã chứng minh không gì tốt hơn 1 người anh hùng - Enemy at the gates mang đến cho PR practitionner một case study sinh động về xây dựng hình tượng người anh hùng – phục vụ mục đích tuyên truyền.
Enemy at the gates - câu chuyện xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ hai. Một chính trị viên của Hồng Quân đã phát hiện ra một điều: phải xây dựng hình ảnh một người anh hùng bách chiến bách thắng để xốc dậy tinh thần chiến đấu của toàn dân tộc. Một xạ thủ chuyên nghiệp đã được đẩy lên hàng anh hùng trong cuộc chiến Stalingrad để làm gương cho lớp lớp chiến sỹ trên chiến trường. Bộ phim hấp dẫn đến nghẹt thở bởi những hình ảnh chiến tranh ấn tượng, những cú bắn không tưởng và những khoảnh khắc chiến tranh nghiệt ngã. Cậu thanh niên ở nông thôn Nga được đẩy lên hàng anh hùng quân đội xô viết, đối đầu với viên đại tá, hiệu trưởng trường bắn tỉa, nhà quý tộc xứ Bavaria. Chiến thắng cuối cùng đã thuộc về chàng nông dân anh hùng – với giá sinh mạng của hai người đồng chí thân yêu nhất.
(với diễn xuất xuất sắc của Jude Law, Ed Harris, Rachel Weisz, một cốt truyện hấp dẫn đến nghẹt thở : bộ phim đáng được giữ lại trong videotheque nhà bạn).
Nếu đặt mình vào vị trí tuyên truyền viên trong bộ phim, bạn sẽ thấy công việc của mình hào hứng và thú vị như thế nào (và cả đáng sợ như thế nào nữa):
1.Tạo ra niềm cảm hứng chiến đấu cho hàng triệu người, cho cả một dân tộc – chiến tranh một trong những cơ hội hiếm hoi mà việc tuyên truyền thực sự tạo ra một kết quả nhìn thấy, cảm thấy và đo đếm được.
2. Tạo ra một hình tượng mãi mãi đi vào sử sách. Đưa một anh nông dân tầm thường lên thành một biểu tượng và nhờ đó mà thăng tiến, mà được gặp cả Staline. Anh hùng hóa nâng lên thành sùng bái cá nhân chính là một technique quan trọng trong tuyên truyền. Thú vị thay ta có thể thấy ở đây một sự tương đồng với nhiều nhân vật anh hùng mà ta vẫn gặp trong sách vở: Phan Đình Giót, La Văn Cầu, Lê Văn Tám (PR 100%), Lê Anh Xuân, Kim Đồng, Mạc Thị Bưởi, Võ Thị Sáu, Ngô Thị Tuyển....Trừ Lê Văn Tám là một ‘‘tuyệt tác’’ PR thì những nhân vật còn lại đều ít nhiều được đẩy lên bằng phương pháp hình tượng hóa và anh hùng hóa này.
3. Tuyên truyền viên trong phim cũng đã sử dụng thành công một technique quan trọng trong tuyên truyền đó là: nhất định thắng Bandwagon – inevitable victory (trong chiến tranh Việt Nam, thi sĩ Trần Dần đã nổi tiếng với trường ca Nhất định thắng). Trong chiến tranh mù mịt, người ta cần một thứ ánh sáng cuối đường hầm, xạ thủ ... là thứ ánh sáng cuối đường hầm ấy. Nó thúc đẩy người ta chiến đấu. Nó làm người ta tin vào chiến thắng. Nó làm người ta thấy mình vượt trội đối thủ. Nó làm người ta tin rằng mình cũng làm được như thế (ABC – cũng là một người nông dân tầm thường). Người ta mạnh nhất là khi có niềm tin và người PR phải tìm được con người cụ thể và kể câu chuyện theo cách thuyết phục nhất, phù hợp nhất với công chúng của mình.
Quay lại với thời bình, hình ảnh cá nhân càng ngày càng có vị trí quan trọng. Chẳng phải tự nhiên mà nhiều chính khách đã không tiếc tiền để thuê các hãng PR chuyên nghiệp tạo ra hình ảnh có lợi cho mình (không chỉ trong những dịp tranh cử) mà cả trong cuộc sống thường ngày hoặc trong các cuộc khủng hoảng: Gadafi thuê PR agency cải thiện hình ảnh của mình trong mắt người Mỹ (không tác dụng gì); Dominique Strauss Kahn thuê PR agency xử lý khủng hoảng tình dục với cô hầu phòng tại Mỹ, Berlusconi xuất hiện bên người tình trẻ để tạo hình ảnh hấp dẫn trước khi tái tranh cử chức thủ tướng, Putin luôn xuất hiện với những hình ảnh thể thao hoặc chiến thắng hoặc chỉ huy quân đội...
Hy vọng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tháng 6/2013 tại quốc hội Việt Nam sẽ mở đường cho một nhánh PR mới khi các chính trị gia thấy quan hệ với báo chí, làm cho công chúng-cử tri hiểu khó khăn và đánh giá đúng nỗ lực của mình quan trọng như thế nào, đặc biệt với các bộ trưởng dân sinh. nhưng quy luật cũng cho thấy rằng khi chính trị gia PR hình ảnh cá nhân, tuy dân PR sẽ nhiều công ăn việc làm hơn nhưng đồng thời môi trường PR cũng sẽ vẩn đục hơn, và chữ PR lại càng mang nghĩa xấu. Thế mới tiếc. 6 trình Đạo đức PR dạy sinh viên Học viện báo chí và tuyên truyền khoa PR liệu có đủ?
- Note 1: PR Kinh tế/Lobby - Xoay chuyển vấn đề
- PR chính trị - xử lý khủng hoảng do scandal
- PR quan hệ với khách hàng:
- PR chính trị: PR chính trị - tranh cử : Primary colors /Bulworth