A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Note 8/9: PR lăng-xê sản phẩm

Note thứ tám này là về PR lăng xê sản phẩm/dịch vụ, một công việc mà người PR thường xuyên phải làm « bên cạnh» các đồng nghiệp Marketing/Sales. Lee Phillips là một publicist làm việc cho một hãng phim. Cấc bộ phim đình đám của hãng đã xây dựng nên một cặp ăn khách của Hollywood là Gwen Harrison (Zeta-Jones) and Eddie Thomas (Cusack). Vấn đề xảy ra khi cặp đôi ly thân vào lúc bộ phim mới của họ sắp ra mắt. Nhà đầu tư yêu cầu Lee phải cứu lấy bộ phim và tay PR lão luyện này bắt tay vào sắp xếp mọi chuyện :


 

Note 8/9:  PR lăng-xê sản phẩm

 

Càng trôi về cuối, lại càng không muốn viết nốt review cuối cùng về chuỗi phim cho PR – Marketer. Một cảm giác là lạ, như sắp chia tay một người bạn.

 

Note thứ tám này là về PR lăng xê sản phẩm/dịch vụ, một công việc mà người PR thường xuyên phải làm « bên cạnh» các đồng nghiệp Marketing/Sales. Lee Phillips là một publicist làm việc cho một hãng phim. Cấc bộ phim đình đám của hãng đã xây dựng nên một cặp ăn khách của Hollywood là Gwen Harrison (Zeta-Jones) and Eddie Thomas (Cusack). Vấn đề xảy ra khi cặp đôi ly thân vào lúc bộ phim mới của họ sắp ra mắt. Nhà đầu tư yêu cầu Lee phải cứu lấy bộ phim và tay PR lão luyện này bắt tay vào sắp xếp mọi chuyện :

  1. Kỹ năng sắp đặt : Để hai người quay lại với nhau, Lee chọn kênh tác động tới hai bên qua kênh influencer. Tác động tới Gwen qua cô chị của Gwen, tới Eddie qua ông thầy yoga và tâm lý trị liệu của anh (bằng cách tặng một chiếc mui trần cho ông này)
  2. Thu hút sự chú ý của công chúng : Khi Eddie lảng vảng bên ngoài căn phòng của vợ cũ để xem cô thế nào và bị rơi vào cây xương rồng. Hình ảnh Eddie lui húi rút gai đâm vào phần dưới của mình giống như đang tự sướng. Sau khi thu hồi cuốn băng, thay vì giấu nhẹm nó đi, Lee đã quyết định gửi cho các đài truyền hình gây ra một cú scandal, thu hút sự chú ý của công chúng tới cuốn phim. <cái này làm mình nhớ đến lời nói của một khách hàng gần đây : với người Do Thái, miễn là công chúng/khách hàng còn nói đến bạn, bất kể tốt hay xấu, đều tốt với công ty bạn. Ngày nào người ta không nói đến bạn nữa, có nghĩa là bạn đã chết – không phải không có lý>. Tay chủ đầu tư thậm chí còn nghĩ đến một chiêu độc (và vô sỉ): giá mà làm diễn viên chính của bộ phim (Eddie) tự tử đúng ngày ra mắt phim thì còn tốt hơn nữa, bộ phim sẽ thu hút được tối đa sự chú ý. Lee cũng thể hiện sự nhạy bén và tinh quái tuyệt vời khi thấy bồ của Gwen đánh nhau với Eddie. Anh đã bảo trợ lý chụp ảnh và gọi báo chí tới đưa tin làm vụ việc càng trở nên rùm beng -> thu hút thêm thông tin về lễ ra mắt bộ phim.
  3. Chăm sóc khách hàng VIP : xem cảnh Lee chạy đi chạy lại giữa hai chiếc Limousine để thỏa thuận, hỏi ý, đàm phán xem ai xuất hiện trước công chúng trước, những ai đã từng chăm sóc khách VIP không khỏi bật cười khi nhớ đến những yêu cầu làm người thực hiện dở khóc dở cười của các VIP.
  4. Press interview : Lee  đã sắp xếp hàng chục cuộc phỏng vấn với các báo, mỗi báo chỉ 5 phút và định hướng câu hỏi, câu trả lời, cách ngồi, cách cười, cách phản ứng của Gwen và Eddie để tránh mọi nguy cơ « vỡ trận » cho hai người. Trong  mọi trường hợp Lee đều tiên liệu mọi tình huống và là người vô hình đứng sau điều khiển mọi chuyện – một PR man thực thụ.

Một bộ phim không đỉnh cao nhưng đủ hấp dẫn với diễn xuất tuyệt vời của các ngôi sao hạng 1 của Hollywood cũng đủ để các PR practicer qua hết một buổi tối thú vị bên màn ảnh nhỏ.

Về kỹ năng thu hút sự chú ý của công chúng và giải trí thuần túy có thể xem thêm: Zodiac – mười hai con giáp

Bộ phim của Thành Long thực ra không có gì đặc biệt chỉ là cuộc phiêu lưu giả tưởng tìm kho báu kết hợp với câu chuyện của một nhóm trộm tranh nhưng lại gợi nên nhiều suy nghĩ về kỹ thuật PR cho người làm nghề.

Người chủ của công ty mua bán cổ vật trong phim tỏ ra là một bậc thầy về thu hút sự chú ý của công chúng mục tiêu, qua đó để kiếm bộn tiền.

Lần thứ nhất, sau khi mua 4 con tem cổ, ông ta đã xé 3 con tem trước sự chứng kiến của báo giới để thông tin lan truyền khắp nơi là con tem của ông ta là duy nhất và đương nhiên giá bán sẽ do ông ta quyết định.

Lần thứ hai, khi bán mãi không được chiếc đầu rồng do các tay thực dân đánh cướp từ Trung Quốc về, ông chủ công ty đấu giá đã quyết định hủy chiếc đầu rồng để thu hút sự chú ý của công luận bằng cách thả chiếc đầu rồng từ trên máy bay xuống miệng núi lửa đang hoạt động. Cả thế giới nín thở theo dõi hành động ngông cuồng này. Vậy là, ông ta đã chọn ‘’kể câu chuyện’’ của công ty mình theo một cách độc đáo mà không ai bắt chước được, gợi lên sự ham muốn của các nhà sưu tầm và gây tiếng vang lớn cho thương hiệu công ty trên phạm vi toàn cầu. Cách chơi ngông này cũng đã được nhiều thương hiệu xa xỉ áp dụng cật lực: từ những chiếc túi hàng triệu đô đến chiếc hộp đựng táo để ăn khi đi dạo giá 56 nghìn euros cho đến ly kem tráng miệng trị giá 25 000 usd của một nhà hàng nọ: http://nguyendinhthanh.com/1682/news-detail/641419/bai-suu-tam/thu-hut-su-chu-y-cua-cong-chung-va-bao-gioi.html

 

Bài 1 PR Kinh tế/Lobby - Xoay chuyển vấn đề

http://goo.gl/SVJhY

 

  Bài 2 PR chính trị - xử lý khủng hoảng do scandal

http://goo.gl/WOiK1

 

  Bài 3  PR quan hệ với khách hàng

http://goo.gl/Vey30

 

  Bài 4  PR chính trị: PR chính trị - tranh cử : Primary colors /Bulworth

http://goo.gl/y4HgM 

 

  Bài 5   PR xây dựng hình ảnh cá nhân và tuyên truyền

http://goo.gl/aXog4

                                                        

  Bài 6 PR xây dựng hình ảnh cá nhân

  http://goo.gl/cKtWu 

 

  Bài 7   Kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân và ý thức khi viết của người PR

http://goo.gl/LqaIj

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan