Note 7/9 kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân và ý thức khi viết của người PR
Câu hỏi thường gặp là: để trở thành PR practitioner thực thụ người ta cần gì?
Câu trả lời thường dài ngang với khả năng của một siêu nhân – điều trên thực tế chẳng PR practitioner nào có được – đơn giản bởi vì yêu cầu của thực tế quá đa dạng và khác biệt, nên nếu cố gắng, ai cũng có chỗ đứng của mình.
Note này đúng hơn là những lời tự sự liên quan tới kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân và ý thức khi viết của người làm PR nhân xem bộ phim The Iron Lady
(http://en.wikipedia.org/wiki/The_Iron_Lady_%28film%29)
Câu hỏi thường gặp là: để trở thành PR practitioner thực thụ người ta cần gì?
Câu trả lời thường dài ngang với khả năng của một siêu nhân – điều trên thực tế chẳng PR practitioner nào có được – đơn giản bởi vì yêu cầu của thực tế quá đa dạng và khác biệt, nên nếu cố gắng, ai cũng có chỗ đứng của mình.
Note này đúng hơn là những lời tự sự liên quan tới kỹ năng xây dựng hình ảnh cá nhân và ý thức khi viết của người làm PR nhân xem bộ phim The Iron Lady
(http://en.wikipedia.org/wiki/The_Iron_Lady_%28film%29)
Bộ phim là sự pha trộn kí ức và thực tại của người đàn bà thép Margaret Thatcher khi còn là một thiếu nữ, lúc xây dựng sự nghiệp, trên đỉnh cao vinh quang, khi ở đáy sâu thất bại và lú lẫn lúc tuổi già. Phim hay về một trong những con người nổi bật của thế kỷ 20 với những thành công và cả những quyết định gây tranh cãi của bà (với diễn xuất tuyệt vời của Meryl Streep). Có 2 hình ảnh và 1 câu nói thật đáng nhớ trong phim này.
- Thay đổi hình ảnh: Để chuẩn bị cho cuộc vận động tranh cử, Margaret Thatcher buộc phải thay đổi hình ảnh của mình. Hai cố vấn của Thatcher đã giúp bà rèn luyện khả năng nói trước đám đông để tạo dựng được uy quyền trong giọng nói của mình. Bà đã phải khổ luyện nhiều ngày và cuối cùng đã làm chủ được nghệ thuật phát biểu trước đám đông. Tuy nhiên, là một người cá tính, tuy làm theo lời của cố vấn nhưng bà vẫn cương quyết đội chiếc mũ quý phái và nữ tính của mình. Một quyết định sau này đã cho thấy là đúng đắn khi hình ảnh Margaret Thatcher đã làm bà tạo được ấn tượng lạ với công chúng.
Mở ngoặc 1 chút ở đoạn này: trang phục của bạn khi tới công ty, khi đại diện cho công ty gặp khách hàng, tham dự một sự kiện nào đó không đơn giản như bạn tưởng. Quan điểm PR hiện đại là mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu, cách bạn xuất hiện, ăn mặc, cư xử sẽ quyết định hình ảnh mà công chúng/đối tác có về công ty bạn. Những bạn nào đã học khóa đào tạo về ngoại hình của tập đoàn Accor hoặc các lớp personal branding của mình hẳn đều nhớ điều này.
- Khả năng viết : Trợ lý của Thatcher đã trình một văn bản trong cuộc họp nội các. Bà lấy bút sửa từng dấu chấm, dấu phẩy, lỗi chính tả và thốt lên: làm sao tôi có thể tin được một người viết sai lỗi chính tả thế này. Chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ. Nhớ lại suốt quá trình học dịch tại CFIT, làm việc tại TTVH Pháp - L’Espace, rồi Ks Metropole Hà Nội, 10 năm, chưa bao giờ chúng tôi ra được một số báo hay một quyển chương trình không có lỗi, dù cả tây cả ta, cả team 4-5 người đọc đi đọc lại, vẫn có lỗi chính tả, cú pháp, ngữ pháp ở đâu đó (kể cả tiếng Việt). Đã có lần tôi bị TGĐ sạc cho một trận ra trò chỉ vì gửi thư sang khách sạn khác và gõ tên khách sạn là Metrpole thay vì Metropole. Tôi nói: i’m sorry but i cannot control everything, my staff is not good enough. Và ông nói: So do I. Đó là một bài học đắt giá và từ đó trở đi tôi hiểu rằng, khi có vấn đề, hơn ai hết manager phải là người đứng ra chịu trách nhiệm và rằng những lỗi chính tả kia quả đáng chết người.
(Xin lỗi nếu làm mất lòng các bạn nhà báo đọc note này và cũng xin đừng ném đá tôi là người cao ngạo và tôi viết vẫn còn có lỗi, nhưng mà là do dốt, không phải là do ẩu). Tôi vẫn thường nói với các bạn PR rằng: nếu ngày nào các bạn xem tivi, nghe đài, đọc báo mà không thấy khó chịu một hoặc nhiều nhiều lần trước các câu què câu cụt, câu vô nghĩa; khi viết, khi đọc mà không nhăn mặt vì một lỗi bỏ dấu sai, một dấu phẩy bị thừa, một cái ngoặc kép trái dấu, một chỗ trống thừa trước dấu phẩy, chữ viết hoa lung tung...ngày đó các bạn chưa phải là PR chuyên nghiệp. Catalogue bạn làm cho công ty chắc chắn có lỗi, web site bạn làm cho công ty chắc chắn cũng thế và thậm chí cả card visit của bạn cũng thế, vậy nên người PR phải rèn luyện để có một đôi mắt của đại bàng. Quan trọng nhất là có ý thức về điều này, còn nếu có ý thức rồi mà vẫn thế thì đành...bó tay.
Cũng trong dòng phim xây dựng hình ảnh trước công chúng này các bạn có thể xem thêm Hancock (đã được nhắc đến trong note 3/9 về quan hệ với khách hàng) cũng như xây dựng hình tượng anh hùng trong tuyên truyền (note 5/9), hay đơn giản hơn là theo dõi và phân tích cách bộ trưởng GT VT đang xây dựng hình ảnh cá nhân của mình trong mắt công chúng và cử tri ra sao. (http://nguyendinhthanh.com/1682/news-detail/652654/bai-viet/pr-xay-dung-hinh-anh-chinh-tri-gia.html)
Một câu nói rất hay trong phim này đó là khi Margaret băn khoăn không biết có nên tranh cử hay không, trợ lý của bà đã nói: if you want to change the party, lead it. If you want to change the country, lead it. Phải chăng chính triết lý này là khởi nguồn của biết bao doanh nghiệp và góp phần vào việc tao nên bao nhiêu lãnh đạo chính trị trên thế giới này ?
Một note hơi miên man phải không?
- Note 1: PR Kinh tế/Lobby - Xoay chuyển vấn đề
- PR chính trị - xử lý khủng hoảng do scandal
- PR quan hệ với khách hàng:
- PR chính trị: PR chính trị - tranh cử : Primary colors /Bulworth
- Note 5/9: PR xây dựng hình ảnh cá nhân và tuyên truyền
- Note 6/9: PR xây dựng hình ảnh cá
http://nguyendinhthanh.com/1682/news-detail/652571/phim-pr-can-xem/note-6-9-pr-noi-bo-up-in-the-air-vi-du-cua-edf-va-air-france-.html