A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐỐI NGOẠI VĂN HÓA

1. Trong bối cảnh hiện đại hóa, hội nhập toàn cầu, các hoạt động trong văn hóa đối ngoại của Việt Nam sẽ tập trung vào điều gì, nội dung nào, thay đổi như thế nào so với thời kỳ trước đây?

Đại dịch covid và thời đại số đã ảnh hưởng lớn cách tổ chức cuộc sống và xã hội của cả một quốc gia và từng gia đình, từng con người trên toàn cầu. Từ cách làm việc, học hành đến việc tiếp nhận thông tin, giải trí, nghiên cứu, kinh doanh. Không chỉ nội dung mà các hình thức tương tác cũng đã khác trước năm 2020.

Lần đầu tiên trên thế giới người ta được xem những vở ba lê nổi tiếng thế giới của nhà hát Bolsoi Nga qua Internet; xem vở nhạc kịch huyền thoại Phantom in the opera của nhà hát giao hưởng London qua Internet; Danh ca Andrea Bocelli cũng hát online trong chương trình music for hope tại Vatican cho thế giới chiêm ngưỡng. Ai Cập cũng đã mở tour du lịch ảo cho khách du lịch trên khắp thế giới có thể tham quan miễn phí ngôi mộ 5.000 năm của Nữ hoàng Meresankh III. Nhiều bảo tàng, địa danh nổi tiếng thế giới cũng tổ chức các cuộc thi hay chương trình tương tác online.

Thế giới số đã mang đến những cơ hội chưa từng có trước đây.

Về mặt môi trường lan tỏa:

các mạng xã hội phổ biến trên mạng vẫn là những thông tin về hình ảnh và video. Các app và kênh podcast cũng trở thành một thực tế ngày càng phổ biến trong xã hội số toàn cầu. Việc tổ chức các hoạt động quy tụ đông người trên thực tế sẽ ngày càng khó khăn, tốn kém với nhiều quy trình phòng chống dịch bệnh phức tạp.

Về mặt công nghệ:

đã xuất hiện những công nghệ trình diễn mới như thực tế ảo tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), công nghệ in 3D, thực tế hybrid...

Về mặt hành vi tiêu dùng và tiếp nhận các sản phẩm văn hóa:

Công chúng đã quen với một thế giới bị chi phối bởi tư duy phiến đoạn (clipping thinking), thông tin cần ngắn gọn, hấp dẫn, nhiều hình ảnh bắt mắt, âm nhạc cuốn hút...

Trong bối cảnh ấy, các nội dung văn hóa cần được quảng bá trên thế giới từ Việt Nam cần có những thay đổi quyết liệt như:

Về mặt cơ cấu các chương trình nghệ thuật:

Nên tổ chức theo hình thức nhanh gọn, cơ động và linh hoạt trong vòng 60 phút với ít diễn viên và phương tiện nhất có thể được.

Về việc chọn lựa các show diễn:

Những chương trình thể hiện được sự sáng tạo và xóa nhòa ranh giới giữa các bộ môn nghệ thuật như Làng Tôi, À Ố Show...nên được lựa chọn thành các show nghệ thuật đại diện cho một Việt Nam đương đại, một cách chính thức và cần nhiều chương trình hiện đại như thế được sáng tác và chọn lựa.

về mặt hình ảnh:

dựa trên đặc điểm về "khẩu vị" của khán giả trên toàn thế giới về việc tiếp nhận và tiêu thụ sản phẩm văn hóa online. Nên chú trọng công tác truyền thông, chuẩn bị tư liệu bằng hình ảnh trước, trong sau show. Các video quảng bá trên mạng nên được phát triển nhiều hơn trong thời gian tới. Các show thực cảnh có thể được truyền live trên không gian mạng như lời mời du khách và công chúng quốc tế đến Việt Nam.

Việc kết hợp các công nghệ mới như VR, AR, mixreality có thể hỗ trợ sự quảng bá và cảm nhận, thưởng thức của công chúng không phụ thuộc vào các ranh giới địa lý, không gian, thời gian, thời điểm.

Do dịch covid, các hình thức như webinar đã phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Các hội thảo, talk show, show diễn nhỏ nên được tổ chức thường xuyên dưới dạng webinar tới công chúng mọi nơi trên thế giới.

 

 

2. Cơ hội nhiều thách thức càng lớn, Việt Nam cần phải làm gì để hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn mới hiệu quả, quảng bá tích cực sâu rộng hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế? Cần một chiến lược cụ thể như thế nào?

Văn hóa là công cụ truyền bá hình ảnh của một quốc gia tới mọi nơi trên toàn thế giới. Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa tầm nhìn đến 2030 đã chỉ ra 13 ngành công nghiệp văn hóa, theo đó các sản phẩm văn hóa không chỉ có nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật mà còn thiết kế, kiến trúc, điện ảnh. Cần phát triển công nghiệp văn hóa nhúng trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ nhờ công nghệ số. Thời đại mà giá trị và sự lan tỏa của một sản phẩm văn hóa có thể tăng theo cấp số nhân. Nên chú ý đầu tư và phát triển công cuộc chuyển đổi số ngành công nghiệp văn hóa, đầu tư phát triển các tác phẩm số, các tác phẩm được lưu trữ, phát tán trên môi trường số, để bắt kịp chuyến tàu phát triển của thế kỷ 21.

Chuyển đổi số ngành văn hóa nên được coi là ưu tiên hàng đầu của ngành. Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về tư duy, tổ chức và vận hành vì thế cần thời gian để tiến hành. Số hóa (digitization), có thể 2 - 5 năm, là giai đoạn 1 trong đó người ta số hóa các thông tin, hình ảnh, tài liệu về các sản phẩm văn hóa. Giai đoạn 2,  từ 2 - 5 năm, ứng dụng công nghệ số (digitalization) sẽ giúp các sản phẩm, dịch vụ văn hóa được sản xuất, lưu trữ, phát tán trên môi trường số với tỉ trọng ngày càng cao. Giai đoạn 3, chuyển đổi số, là sự thay đổi triệt để về cách vận hành của toàn bộ ngành văn hóa từ quản trị, vận hành, tiêu dùng với những giá trị mới, trong bối cảnh một "thực tế lai" giữa cuộc sống vật lý và thế giới ảo (metaverse). Ba giai đoạn này sẽ tồn tại song song từ lúc bắt đầu quá trình chuyển đổi số.

 

Nguyễn Đình Thành

Thạc sỹ quản trị văn hóa

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan