A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lòng tự trọng

Hồi nhỏ,

cha mẹ đã dạy phải biết tự trọng: đói đến mấy, không phải của mình không được thò tay vào lấy ăn, sang nhà ngưòi khác chơi dù đói cũng không xin ăn, không nằn nì xin những đứa trẻ khác để chơi đồ chơi mà mình không có. Những bài học đầu tiên về lòng tự trọng.

Lòng tự trọng

 

Hồi nhỏ,

cha mẹ đã dạy phải biết tự trọng: đói đến mấy, không phải của mình không được thò tay vào lấy ăn, sang nhà ngưòi khác chơi dù đói cũng không xin ăn, không nằn nì xin những đứa trẻ khác để chơi đồ chơi mà mình không có. Những bài học đầu tiên về lòng tự trọng.

 

Lớn lên đi học,

 thầy cô dạy không nhìn bài người khác, không quay cóp, bố mẹ không lạy lục van xin để con được điểm tốt. Đó cũng là những bài học về lòng tự trọng. Lớn hơn nữa biết tra từ điển Tự trọng : Coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Như vậy, trong xã hội nào, thời kì nào cũng không nên đặt câu hỏi Người Việt (bây giờ) còn có lòng tự trọng hay không? Bởi thời nào cũng có người này người kia, hiện tượng này hiện tượng kia, chưa kể cùng một hành động thời này có thể coi là chấp nhận được, thời khác lại là một việc ô uế.

 

Quay lại việc một tờ báo lớn đặt ra câu hỏi lòng tự trọng là gì ? đã là một dấu hiệu cho thấy đạo đức hoặc chí ít là thang giá trị trong xã hội chúng ta đang có nhiều đảo lộn.

 

Mở bất cứ tờ báo mạng nào ta cũng bắt gặp nhan nhản những trường hợp dùng bằng giả, đút lót, hối lộ, mua điểm, cơ chế xin cho…người dạy có còn lòng tự trọng khi nhận tiền mới cho điểm cao ? Ngưòi học có tôn trọng người dạy trong trường hợp ấy và liệu có còn lòng tự trọng khi ra trường với tấm bằng nhưng cái đầu rỗng tuyếch ?

 

Nếu làm một cuộc điều tra về các cuộc đàm phán cho ty tỷ dự án hợp tác quốc tế diễn ra ở nhiều cấp, nhiều nơi, người chứng kiến có khi phải tự hỏi hai chữ tự trọng đang bị cất đi đâu ? Trong khi Việt Nam không ngừng được ca tụng là con hổ đang lên của châu Á, Hà Nội và tp Hồ Chí Minh nằm trong nhóm những thành phố tăng trưởng nhanh nhất thế giới thì trong các cuộc đàm phán hợp tác quốc tế những người dịch có lẽ là người đỏ mặt nhiều nhất. Với khách thì nào là Đất nước chúng tôi còn nghèo, nào là Viện tôi đang trong cơ chế tự chủ về tài chính nên rất khó khăn, nên rất trông mong vào sự hỗ trợ của các bạn. Với nhau thì đơn giản, trắng trợn hơn : dự án này có tiền không ? Thế mới thấy đáng buồn cho những người bạn giúp ta lúc khó khăn thực sự, bây giờ đòi hỏi chúng ta đóng góp một phần để dự án thực sự là hợp tác mà không phải xin cho liền bị gắn những cái tên Nga ngố, Phăng ke (français-người Pháp-keo kiệt) hay thậm chí là Bỉ vỏ (Bỉ chỉ có cái vỏ). Lòng tự trọng bị kéo xuống mức trở nên ‘‘vô hình’’ trong ngôn ngữ thường ngày. Người lao động không nộp hồ sơ tìm việc hay đăng kí dự tuyển mà là xin việc. Các cơ quan kinh doanh thì xin vốn nhà nước, xin ngân hàng cấp vốn. Vô hình chung nguyên tắc cơ bản trong giao tế, lòng tự trọng, tức là mối quan hệ dựa trên sự bình đẳng, đã bị kéo lệch về phía người có quyền quyết định. Nhạc sỹ rởm đạo nhạc, nhà văn rởm đạo văn, đạo diễn rởm đạo ý tưởng, đá bóng dàn xếp kết quả…tất cả diễn ra và bị trỉ chích như một lỗi lầm phạm phải, mắc phải, do xô đẩy chứ không phải là một vấn đề nội tại xuất phát từ chính những con người ấy : Lòng tự trọng.

 

Ta có nên sầu thảm cho rằng thế là hết ? Chẳng thể làm được gì nữa?

 

Tôi cho là không phải vậy.

 

Sự thay đổi trong thang giá trị của xã hội hiện nay với lòng tôn sùng thành công vật chất, tung hô đồng tiền chỉ là một phản ứng tất yếu của một cơ thể bị bỏ đói lâu năm giờ đang say sưa với những khoái cảm của sự no đủ mang lại. Nhưng vẫn còn đó những giá trị đạo đức không thời nào bỏ đi được: sự trung thực, chân thành, lòng tự trọng.

 

Khi mức sống được cải thiện trong một thời gian dài, sự chọn lựa trở nên phong phú, sự đào thải những giá trị đích thực lại bắt đầu. Lịch sử thế giới đã chả cho thấy cuộc chạy mù quáng theo sản lượng, năng suất đã dẫn đến cuộc khủng hoảng năm 1929 như thế nào, cuộc chạy mù quáng theo kỹ thuật và quyền lực đã dẫn đến thế chiến hai ra sao, cuộc chạy mù quáng đến khả năng sáng tạo thế giới đã dẫn đến những nguy cơ về nhân bản vô tính biến con người thành hàng-sản-xuất-hàng-loạt như thế nào, hay sao?

 

May thay, mạng xã hội với hàng chục triệu người dùng ở Việt Nam đã hình thành một không gian đối thoại. Trên không gian đối thoại ấy cũng có đủ loại người như xã hội: bọn cơ hội, bọn đầu cơ, bọn chọc ngoáy, bọn anh hùng rơm nhưng cũng có những người dũng cảm, dùng uy tín và quan niệm sống của mình kéo cán cân về phía lương tri. Ngụy biện có, áp đặt có nhưng cũng có cả phân tích, bình luận, có nhẹ dạ cả tin nhưng cũng có trưởng thành mỗi ngày. Quan trọng nhất là đã có sự đối thoại, quan trọng nhất là tư duy phản biện đang được hình thành và chảy trong không gian mạng xã hội. Các luồng tư tưởng tích cực và nhân văn chảy qua sách, qua bàn phím của những người có tâm, có tài.

 

Điều quan trọng hơn cả là phải bắt đầu từ nơi bắt đầu: trường học phải là nơi dạy con người ta có lòng tự trọng. Trường học phải là nơi dạy người ta học các sống với nhau chứ không chỉ là kiến thức. Thầy ra thầy, trò ra trò câu khẩu hiệu thiêng liên và đúng đắn này đã bị gỡ bỏ khỏi các trường học từ nhiều năm nay. Tiên học lễ hậu học văn cũng vẫn đúng lắm. Lễ là để con người biết tôn trọng lẫn nhau, không chà đạp lên nhau, làm việc có thứ tự, có tổ chức và có ý thức.

 

Mong rằng với đà phát triển này, cơn say máu quyền-tiền sẽ qua nhanh để chừng năm 2030, lòng tự trọng lại có được vị trí của nó trong xã hội Việt Nam.

 

NĐT

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan