A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khuyến học hay bài học về tự hoàn thiện mình

Khuyến học của tác giả Fukuzama Yukichi là một trong những quyển sách ‘’gối đầu giường’’ của hàng triệu người Nhật trong suốt hơn một trăm năm qua. Tác phẩm là một tập hợp của những lời khuyên, bài học về tinh thần tự lực và nhận thức về sự học.

Khuyến học hay bài học về tự hoàn thiện mình

 

Khuyến học của tác giả Fukuzama Yukichi là một trong những quyển sách ‘’gối đầu giường’’ của hàng triệu người Nhật trong suốt hơn một trăm năm qua. Tác phẩm là một tập hợp của những lời khuyên, bài học về tinh thần tự lực và nhận thức về sự học.

 

Yukichi là một tác giả lớn được coi là Voltaire của Nhật Bản, một đại học giả của thời đại Minh trị Thiên hoàng và có ảnh hưởng rất lớn. Hình của ông được in trên tờ giấy bạc có mệnh giá cao nhất tại Nhật Bản và cho tới nay, quyển sách của ông đã được tái bản tới hơn bảy mươi lần tại Nhật Bản và dịch ra hàng chục thứ tiếng.

 

Về giáo dục :

Ông viết cuốn sách này nhằm cổ vũ học sinh sinh viên hăng hái học tập nhưng phải học cái thực chất. Không phải cứ thuộc thiên kinh vạn quyển mà đã hay. Học là phải áp dụng được vào thực tế chứ không phải là tủ sách di động. Học là để kiếm sống và giúp đời. Ông chê trách thói học từ chương, cứng nhắc. Ông nói : từ xưa đến nay có mấy khi người ta thấy nhà văn, nhà thơ là những người giàu có ? Theo ông, kiến thức rất đa dạng : làm một cái hóa đơn, công việc sửa chữa trong nhà cũng là kiến thức.

 

Về quốc gia và chính phủ

Ông phân tích tầm quan trọng của luật pháp. Luật phải nghiêm minh và phải là kết quả của quá trình bàn thảo giữa quốc dân và chính phủ. Khi đã đồng ý thì mọi người phải tuân theo, nếu có thắc mắc thì trao đổi cùng chính phủ. Chính phủ là người được dân cử ra lãnh đạo đất nước chứ không phải là vua chúa xưa kia. Chính phủ có trách nhiệm lãnh đạo đất nước. Quốc dân có nghĩa vụ áp dụng những chính sách quản lý của chính phủ.

Mọi người dân phải chung sức đồng lòng thì nước mới mạnh, mới chống được giặc ngoại xâm (là các nước phương tây bấy giờ). Phải tận dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, xã hội của các nước Phương tây để chấn hưng đất nước. Phải trân trọng những tiến bộ ấy nhưng không được tôn sùng.

Trong khoảng thời gian hơn 20 năm đã có cả ngàn cuốn sách quan trọng được dịch ra tiếng Nhật để nâng cao dân trí (nhìn lại dự án dịch các cuốn sách quan trọng ra tiếng Việt hiện nay mà buồn).

 

Về tu thân Ông cho rằng cái làm cho con người khác con kiến hay những con vật khác là ở chỗ : con người không chỉ hài lòng với việc hưởng thụ thành quả công việc của mình, nếu không họ chỉ bằng con sâu cái kiến. Người tri thức phải học và rèn luyện để tự lập. Ông cổ vũ mỗi người phải trau dồi cho mình những tài năng mà xã hội cần. Ông trích câu nói của Khổng Tử ‘’ Đừng buồn vì người không biết  ta. Hãy buồn vì ta không có gì để người biết’’. Nhưng thế còn chưa đủ, phải giúp đời nữa, phải làm được gì nữa cho xã hội, cho những người xung quanh. Ông phê phán những người lấy việc chỉ chăm chăm học để ngày mai có một vị trí nào đó trong guồng máy lãnh đạo rồi chăm chăm kiếm tiền, quyền lực, phê phán lối học chỉ để ra làm quan. Học là để biết lẽ phải, để lên tiếng bảo vệ chân lý. Ông viết ''đa phần hiện nay các trí thức đều thiếu con mắt nhận biết thời cuộc. Họ yêu quý và lo giữ chỗ cho bản thân hơn là lo lắng, ưu tu cho đất nước. Đối với họ, gió chiều nào che chiều ấy.Đa số các trí thức kiểu này luôn rình rập tìm kiếm lợi ích trước mắt, săn đón cơ hội leo vào hàng ''quan chức'', sa vào các sự vụ quản lý vặt vãnh, tiêu phí thời gian vào các việc vô bổ xa rời công việc nghiên cứu, học thuật...Tôi buộc phải nói rằng những người trí thức như vậy là nỗi bất hạnh cho công cuộc văn minh đất nước''

 

Sách ra đời năm 1876 với số lượng ấn bản 3,4 triệu bản. Nên nhớ vào thời kì này, dân số nhật bản là 34 triệu. Tính ra cứ 10 người thì có 1 người đọc. Tưởng tượng Việt Nam có số lượng người đọc tương ứng, thì chắc chắn đất nước đã ở rmột vị thế khác.

 

 

Nguyễn Đình Thành

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan