A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

INFLUENCER MARKETING CŨNG LÀ MỘT DẠNG ĐẦU TƯ

+ Các nhãn hàng, lĩnh vực nào thường chọn cầu thủ cho chiến dịch PR của mình, vì sao? - Các cầu thủ ở đỉnh cao phong độ thường được chọn làm KOLs quảng cáo cho các nhãn hàng, thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh, hàng điện tử, điện thoại thời trang chọn cầu thủ vì độ nhận biết của công chúng. Nhãn hàng xa xỉ chọn cầu thủ vì sự ổn định phong độ và các danh hiệu đỉnh cao ở tầm thế giới. - Mỗi KOLs đều mang trong mình những thông điệp và giá trị nhất định. Thương hiệu cần chọn ra những KOLs phù hợp với mình bởi trong một số trường hợp, chọn sai có thể gây ra tác dụng ngược. Hình ảnh của KOLs phải phù hợp với định vị và đặc tính của thương hiệu. Một thương hiệu thời trang lịch lãm không thể chọn một KOLs nổi tiếng nhưng ăn mặc rất tệ. KOLs phải phù hợp với giai đoạn phát triển của thương hiệu (KOLs của thời kỳ công bố sản phẩm khác với khủng hoảng và sau khủng hoảng thương hiệu). Một yếu tố khác, người được chọn phải phù hợp với yêu cầu của chiến dịch (tập trung vào xây dựng thương hiệu hay làm marketing, bán hàng…). Sau đó, người ta tính đến các tiêu chí sau để chọn Kols phù hợp: Tiêu chí nổi tiếng; sự tin cậy; ảnh hưởng tới đối tượng công chúng mục tiêu; giới tính; xu hướng tình dục; gia đình hay độc thân; lứa tuổi; mục tiêu cá nhân; thời điểm trong sự nghiệp; thể lực; sức khoẻ; phong thái; giá cả có đại diện cho đối thủ cạnh tranh không? Có những KOLs nổi tiếng nhưng khi nhận được lời mời của thương hiệu thì họ đã chuyển sang xây dựng hình ảnh khác, nên họ cũng không nhận lời quảng bá. - Độ nổi tiếng của cầu thủ phụ thuộc vào phong độ chuyên môn của chính họ. Điều này dẫn đến độ hot của cầu thủ thường không ổn định và hệ quả là rớt giá. Quay lại câu chuyện định giá, chúng ảnh hưởng thế nào? Các nhãn hàng phải đối mặt với câu chuyện này ra sao? - Có một thực tế là sự nổi tiếng của cầu thủ chỉ mang tính tức thời. Ví dụ các cầu thủ U23 của Việt Nam sau kỳ tích ở Thường Châu thực sự là những ngôi sao. Một năm sau đó, nếu cầu thủ không được thi đấu thường xuyên hoặc không đạt được thành tích cao, ngôi sao ấy sẽ "nguội", số lượng các hợp đồng quảng cáo cũng giảm. Chọn KOLs cũng là sự đầu tư, có những đầu tư sinh lời, có những đầu tư thất bại. Đó là một phần của công việc kinh doanh. CƠ HỘI MỚI CHO NGÀNH PR Để tiến lên chuyên nghiệp, cần phát triển đội ngũ làm quản lý hình ảnh cá nhân cho người nổi tiếng. Đó có thể là người quản lý cho các ca sĩ, người mẫu, diễn viên, ngôi sao thể thao. Những người này sẽ đại diện cho khách hàng của mình để ký kết hợp đồng kinh tế, bảo vệ hình ảnh. Đó là những người hiểu biết pháp luật tốt, hiểu biết về thị trường và đủ thân thiết với người nổi tiếng. Bài đầy đủ trên ZING https://zingnews.vn/vi-sao-phai-quan-ly-hinh-anh-cau-thu-post1085550.html

Bình luận hay trên bài viết

Stevie Nguyen:

Các nhãn hàng lựa chọn Cầu thủ, đội bóng hay giải đấu thể thao làm công cụ tiếp thi vì nhiều lí do:

Lí do đầu tiên dễ nhận thấy nhất là sự nổi tiếng, độ phủ. Trên thế giới thì đó là các CLB lớn như Real, Barca, Man Utd... các cầu thủ thì có Ronaldo, Messi, Neymar ( số lượng người follow các cầu thủ này trên mạng xã hội luôn nằm ở nhóm cao nhất thế giới, tính trong tất cả các lĩnh vực). Ở Việt Nam có các cầu thủ như QH, CP, BTD.. cũng luôn nằm trong hàng Top. Các nhãn hàng tài trợ cho nhóm này luôn nhanh chóng tiếp cận được nhóm công chúng cực kì lớn.

Lí do thứ 2, khác biệt nhất mà nhãn hàng lựa chọn Sports đó là giá trị về mặt cảm xúc. Thể thao/bóng đá/cầu thủ... thường mang lại những giá trị tích cực cho thương hiệu (cuồng nhiệt/đam mê, nhiều năng lượng, mạnh mẽ...).

Theo Niesel: Gần 57% những người quan tâm đến bóng đá đồng ý rằng các công ty

tham gia tài trợ cho thể thao đạt được sự hấp dẫn với khán giả.

Khi nói đến việc lựa chọn sản phẩm để mua, 51% những người quan tâm đến bóng đá sẽ ủng hộ một sản phẩm của nhà tài trợ

khi so với nhãn không tài trợ nếu giá và chất lượng là như nhau.

Các case thành công nhất có thể kể đến như Heineken vs Champions League, Michael Jordan, Ronaldo vs Nike, Pepsi vs Messi, Barclays vs giải Ngoại Hạng Anh.

Ảnh dưới là top 15 ngành hàng đầu tư nhiều tiền nhất vào các Sponsorship (top 6 giải hàng đầu châu Âu) cua mùa giải 17/18. Source: Nielsel

Stevie Nguyen

Về phần đại diện cho cầu thủ thì rõ ràng là rất cần thiết rồi ạ. Việc khó nhất có lẽ là cân bằng giữa các hợp đồng của cá nhân cầu thủ đó và các ràng buộc với Câu lạc bộ chủ quản. Ví dụ một số case tiêu biểu mà cầu thủ phải rất cẩn trọng để đảm bảo quyền lợi cho nhiều bên:

Ronaldo là gương mặt đại diện cho Nike nhưng các đội bóng gần nhất của anh ta lại là partner của Adidas ( Real Madrid, Juventus ). Nếu để ý sẽ thấy ngoài lúc tập luyện và thi đấu trong màu áo các CLB này thì ngay khi ra khỏi sân Ronaldo sẽ mặc vest ( không có logo Adidas). Tương tự với các trường hợp nổi tiếng khác như Messi - Adidas vs Barca - Nike, Michael Jordan-Nike vs USA team - Reebok.

Một ví dụ thú vị khác là case của Ronaldinho. Anh này có hợp đồng đại diện, quảng cáo cho Coca cola. Thế nhưng trong buổi họp báo của CLB Atletico Mineiro (Pepsi là nhà tài trợ), anh em lại đặt vài lon Pepsi trước mặt Ronaldinho lúc anh đang ngồi trả lời phóng viên. Đang khát, tiện tay anh bật và làm một hớp. Kết quả là Coca cola đã phạt và chấm dứt hợp đồng với cá nhân Ronaldinho, thiệt hại cho Rô vẩu trong vụ này khoảng 1M bảng ( xấp xỉ 30 tỉ VNĐ).

Trong các trường hợp như trên, người đại diện sẽ cần giúp cầu thủ trong việc đàm phán, lựa chọn các đối tác đồng hành, sau đó liên tục hỗ trợ và nhắc nhở cầu thủ để các hành động trong và ngoài sân, online và offline đúng với các giao kèo.

 

Hiếu Nguyễn

Stevie Nguyen ví dụ một case ngành automobile: Chevrolet tài trợ Man Utd. Hãng xe Mỹ ký vs Quỷ Đỏ deal 7 năm, mỗi năm khoảng 60 triệu Euro. Đổi lại logo của họ sẽ xuất hiện ở khắp nơi trên sân vận động, áo đấu, các ấn phẩm truyền thông,..và nhiều quyền lợi khác. Mà bác biết fan M.U đông ntn rồi đấy. 🤣🤣

Một số brand cùng ngành cũng đang tài trợ cho bóng đá có thể kể tới như Nissan ( Man City), Fiat ( Juventus), Citroen (Arsenal),...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật