A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THƯ GỞI MỤC SƯ MARTIN LUTHER KING CỦA MỘT TĂNG SĨ PHẬT GIÁO

Thưa Mục sư, tôi tin với tất cả tâm hồn tôi rằng trong lúc tự thiêu, các vị tăng sĩ Việt Nam không nhắm đến cái chết của những kẻ đàn áp tàn bạo mà chỉ nhắm đến sự thay đổi của chính sách họ. Kẻ thù của các vị tăng sĩ kia không phải là con người. Kẻ thù của họ là cuồng tín là độc tài, là tham lam, là giận dữ, là kỳ thị-những thứ này nằm sâu trong lòng người. Tôi cũng tin chắc rằng cuộc đấu tranh vận động cho bình đẳng và tự do mà Mục sư lãnh đạo ở Birmingham, Alambana...không nhắm đến sự chống báng người da trắng mà chỉ nhắm đến sự chống báng kỳ thị giận dữ, độc ác. Những cái này vốn là những kẻ thù đích thực của con người, chứ không phải là con người. Nơi tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng tôi mỗi ngày chúng tôi đều gào thét một cách tuyệt vọng: Xin đừng giết con người, dù là nhân danh con người. Hãy giết kẻ thù đích thực của con người -những kẻ thù này hiện hữu khắp nơi, trong trái tim và khối óc mỗi người. http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/tac-ph-m/80-hoa-sen-trong-bin-la/528-hstbl-ph-lc?showall=&start=4

\n

Thư gởi Mục sư Martin Luther King Của Một Tăng Sĩ Phật Giáo (ngày 1-6-1965) Các bạn theo Cơ Đốc Giáo ở Tây phương có lẽ không hiểu được tường tận ý nghĩa của sự tự thiêu của các vị tăng sĩ Việt Nam trong năm 1963. Hồi đó báo chí nói đến tự tử, nhưng kỳ thực những vụ tự thiêu đó không hẳn là tự tử. Cũng không hẳn là một sự phản kháng. Những gì các vị tăng sỉ ấy nói trong các bức tâm thư để lại trước khi tự thiêu đều nhắm tới sự báo động, nhắm tới sự làm rung chuyển trái tim của những kẻ đàn áp tàn bạo và để kêu gọi nhân dân thế giới chú ý đến tất cả những khổ đau mà lúc bấy giờ ngưới dân Việt Nam đang phải chịu đựng. Lấy lửa tự đốt mình là để chứng tỏ rằng những gì mình đang nói là những điều hết sức quan trọng. Không có gì làm ta đa đau đớn bằng sự tự thiêu. Nói một điều gì trong khi chịu đựng sự đau đớn đó tức là nói với tất cả can đảm, thẳng thắn, quả quyết và thành khẩn. Trong lễ trường kỳ của đại giới đàn, như ta thấy ở truyền thống Bắc Tông, người giới tử thường đốt một hay nhiều huyệt nhỏ trên thân thể để phát nguyện thọ trì 250 giới khất sĩ, sống đời một vị tăng, đạt ngộ, và xả thân cứu độ chúng sanh. Cố nhiên người ta cũng có thể vừa ngồi trên một chiếc ghế dựa êm đềm vừa đọc những lời phat nguyện như thế; nhưng chính trong lúc giới tử quỳ trước đại chúng chư tăng và chịu đựng sự đau đớn do những huyệt hương gây ra, những lời phát nguyện kia mới biểu lộ được tất cả tích cách thành khẩn nghiêm trọng của lý trí và tình cảm giới tử và do đó có một giá trị lớn lao hơn. Trong lúc tự thiêu các tăng sĩ Việt Nam nói lên với tất cả tâm huyết và quả cảm rằng các vị có thể chịu đựng được niềm đau đớn lớn lao nhất để cầu nguyện và bảo vệ quần chúng đau khổ của họ. Nhưng tại sao các vị lại phải tự thiêu cho đến chết, các bạn? Các bạn sẽ hỏi. Sự sai biệt giữa thiêu và tự thiêu đến chết chỉ là một sự sai biệt về lượng không phải về chất. Một người tự thiêu đến mức độ nào đó thì phải chết. Điều quan trọng không phải là chết, mà là thiêu. Các vị tăng sĩ Việt Nam, không nhắm đến cái chết: họ nhắm đến sự hiển lộ ý chí quả cảm của họ để bênh vực quần chúng đau khổ. Trong tín ngưỡng Phật Giáo, đời sống không phải chỉ được giới hạn trong vòng 60 hay 80 hay 100 năm. Đời sống là miên viễn. Đời sống không phải chỉ được giới hạn trong xác thân này: đời sống là phổ quát. Cho nên bày tỏ ý chí mình bằng tự thiêu, không phải là một hành động có tính cách huỷ diệt mà lại một hành động có tính cách xây dựng -xây dựng đây là đau khổ và chết vì kẽ mình thương yêu. Đây không phải là tự tử. Tự tử là xoá bỏ tự diệt. Mà chỉ vì những lỹ do sau đây người ta mới tự xoá bỏ và tự diệt: 1-   thiếu can đảm để sống và đối phó với những khó với cuộc đời. 2-   thua cuộc với cuộc đời và mất hết hy vọng 3-   ước ao hư vô ( abhava) Vì những lý do ấy thì mới gọi là tự tử một trong những vi phạm lớn lao nhất của đạo Phật. Những vị tăng sĩ tự thiêu không phải là mất can đảm, mất hy vọng, cũng không phải vì ước ao hư vô. Trái lại, họ rất can đảm, rất hy vọng, và rất ước ao những điều tốt đẹp cho tương lai. Họ không nghĩ rằng họ đang tự huỷ diệt. Họ tin nơi nghiệp quả tốt đẹp của sự hy sinh vì hạnh phúc và an lạc của các kẽ khác. Cũng như Đức Phật trong một chuyện tiền thân tự hiến mình cho một con sư tử đói đang sắp ăn thịt các con mình, người tăng sĩ tự thiêu tin tưởng rằng mình đang thực hiện hạnh từ bi tối thượng bằng cách tự hy sinh để kêu gọi sự chú ý của thể giới trên niềm đau của dân tộc và tiềm cầu sự giúp đỡ của thế giới đối với dân tộc. Thưa Mục sư, tôi tin với tất cả tâm hồn tôi rằng trong lúc tự thiêu, các vị tăng sĩ Việt Nam không nhắm đến cái chết của những kẻ đàn áp tàn bạo mà chỉ nhắm đến sự thay đổi của chính sách họ. Kẻ thù của các vị tăng sĩ kia không phải là con người. Kẻ thù của họ là cuồng tín là độc tài, là tham lam, là giận dữ, là kỳ thị-những thứ này nằm sâu trong lòng người. Tôi cũng tin chắc rằng cuộc đấu tranh vận động cho bình đẳng và tự do mà Mục sư lãnh đạo ở Birmingham, Alambana...không nhắm đến sự chống báng người da trắng mà chỉ nhắm đến sự chống báng kỳ thị giận dữ, độc ác. Những cái này vốn là những kẻ thù đích thực của con người, chứ không phải là con người. Nơi tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng tôi mỗi ngày chúng tôi đều gào thét một cách tuyệt vọng: Xin đừng giết con người, dù là nhân danh con người. Hãy giết kẻ thù đích thực của con người -những kẻ thù này hiện hữu khắp nơi, trong trái tim và khối óc mỗi người. Giờ đây, thưa Mục sư, trong cuộc đương đầu với các thế lực lớn ở Việt Nam, hàng trăm ngàn người dân Việt ngã gục hằng ngày dưới sự tàn phá của tên đạn và đất nước chúng tôi đang bị xé nát một cách không thương tiếc-cuộc chiến tranh bi thảm đã kéo dài tới 20 năm nay rồi. Tôi biết chắc rằng bởi vì Mục sư đã từng dấn thân vào một cuộc tranh đấu cam go nhất cho bình đẳng và nhân quyền, ngài là một trong những người có thể hiểu thấu và chia sẽ được những đau khổ không bờ bến của dân tộc Việt. Các nhà nhân bản lớn trên thế giới chẳng thể nào ngồi yên và giữ yên lặng được. Mỹ quốc thường được nhắc nhở tới như một quốc gia có căn bản vững chãi về tôn giáo, vậy thì các nhà lãnh đạo tinh thần của dân tộc Mỹ sẽ không thể nào để cho đường lối chính trị và kinh tế hoa kỳ thiếu mất chất liệu tâm linh được. Ngài không thể im lặng được, bởi vì ngài đã từng hành động và ngài hành động vì thượng đế đang hành động trong ngài - nói theo nhà thần học Kari Barth, và Albert Schweitzer cũng vậy với ý niệm tôn trọng sự sống. Và  Paul Tillich nữa, với cái can đảm hiện hữu và do đó, cái can đảm yêu thương. Và Niebuhr. Và Mackey. Và Fletcher. Và Donald Harrington. Tất cả những nhà nhân bản tôn giáo ấy, và rất nhiều các vị khác nữa, sẽ không chịu để cho sự ô nhục ở Việt Nam kéo dài hơn nữa đâu -một sự ô nhục chung cho toàn nhân loại. Gần đây, ngày 20 tháng 4 năm 1965, một học tăng tên Giác Thành tự thiêu để kêu gọi thế giới chú ý đến những đau khổ hiện tại của dân Việt. Một học ni khác, tên Diệu Thiện, cũng sắp sữa tự thiêu vì một mục đích, nhưng bản nguyện của cô đã không thành tựu vì cô đã không có đủ thì giờ đánh lên một que diêm khi người ta thấy và đến can thiệp. Ở đây không ai muốn chiến tranh cả. Vậy thì chiến tranh để làm gì? Và chiến tranh cho ai? Hôm qua trong buổi họp, một sinh viên của tôi đã đứng dậy cầu nguyện: "Lạy Phật cho chúng con nhận thức rằng chúng con không phải là nạn nhân của nhau. Chúng con là nạn nhân của vô minh, vô minh của chúng con và của kẻ khác. Xin Phật giúp cho chúng con tránh được sự đi sâu vào tương tàn tương sát chỉ vì thiên hạ đang tranh dành thế lực." Thưa Mục sư tôi là một tăng sĩ Phật giáo trong khi viết cho ngài tôi đặc niềm tin của tôi nơi tình thương, nơi thông cảm, và nơi những nhà Nhân bản thế giới mà chúng tôi biết rằng tư tưởng và thái độ sẽ phải là chỉ nam cho con người để con người có thể tìm ra những kẻ thù đích thực của con người. Mồng một tháng sáu năm 1965 Nhất Hạnh Nguồn: http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/tac-ph-m/80-hoa-sen-trong-bin-la/528-hstbl-ph-lc?showall=&start=4  

\n


Tags: 334 , 469
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật