A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TẶNG QUÀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA TẶNG QUÀ

Từ chuyện các nguyên thủ tặng nhau cái gì?

 

 

 

 

Quà tặng ngoại giao là một công cụ truyền thông hữu hiệu, vừa thể hiện sự hiểu biết lẫn nhau và nhắc tới một quá khứ chung cũng vừa quảng bá cho những gì một quốc gia tự hào. Đó có thể là một sản phẩm văn hóa như tuyển tập phim Mỹ hay mà tổng thống Obama đã tặng cho thủ tướng Anh, Gordon; đó có thể là một chú chó nòi Akita mà thủ tướng Nhật đã tặng cho tổng thống Nga Putin thể hiện mong muốn hòa bình giữa hai nước. Tổng thống Pháp cũng từng tặng chủ tịch Tập Cận Bình lúc thì một con ngựa nòi của đội kị binh danh dự Pháp, lúc là bản dịch đầu tiên lời dạy của Khổng Tử sang tiếng Pháp và một chiếc bình quý có in hình Khải hoàn môn. Trong các quà tặng ấy tôi đặc biệt chú ý tới chi tiết ông Macron tặng ông Tập một chai rượu quý ủ từ năm 1978. Một món quà đầy ý nghĩa. Chai rượu như lời chào mừng tới hiệp định thương mại sẽ được ký ngày hôm sau liên quan tới việc nhập khẩu nông sản Pháp vào Trung Quốc và liên quan đến chỉ dẫn địa lý của rượu mùi, pho mát, rượu vang Pháp được Trung Quốc công nhận. 1978 cũng là năm Trung Quốc mở cửa, bắt đầu các mối quan hệ với Pháp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng tặng Tổng thống Mỹ Obama phiên bản gốm đầu rồng Lý ở Hoàng Thành; ông cũng đã trao tặng Tổng thống Pháp Francois Hollande món quà mang tên "Dấu ấn thời gian" do Hanoia chế tác. Đó là một bức bình phong 4 tấm bằng sơn mài. Trên mỗi cánh là chân dung 1 trí thức Pháp: nhà khoa học Alexandre Yersin, họa sỹ Victor Tardieu, nhà sử học Madeleine Colani và nhà trí thức Raymond Aubrac. Bức bình phong được viền bằng chất liệu vàng cao cấp nhất trên thế giới và được phủ 17 lớp sơn mài truyền thống của Việt Nam. Những người thợ đã thực hiện tới 25 công đoạn thao tác khắt khe và tỉ mỉ. Ngay cả tấm khăn bọc bức bình phong cũng được làm thủ công một cách tinh tế. Mặt ngoài tấm khăn là lớp thổ cẩm của người Thái ở Nghệ An, được dệt bằng sợi và tơ với những hoa văn đặc sắc. Mặt khăn tiếp giáp với lớp sơn mài là lãnh Mỹ A. Đây là loại lụa cổ của xứ lụa Tân Châu (An Giang), được dệt từ tơ tằm hảo hạng, nhuộm hàng trăm lần nhựa trái mặc nưa trong gần nửa năm, làm nên mặt lụa trơn láng, có sắc đen huyền kỳ ảo.

 

 

 


Quà tặng ngoại giao năm nay có cái mới và lạ là cà phê SHIN, của PAN group được đưa vào làm quà tặng chính thức trong suốt năm 2020, năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN. Mới vì ít có sản phẩm nông nghiệp nào vừa phổ dụng trong các nền văn hóa lại vừa đủ sang trọng để làm quà tặng ngoại giao. Lạ là SHIN tự định vị mình trong một category mới: cà phê đặc sản (coffee specialty). Đây là một dạng tiêu chuẩn cao của Hiệp hội Cà phê đặc sản của Mỹ (SCAA) đưa ra. Chấm đạt từ 80 điểm trở lên theo thang điểm 100 của hiệp hội này thì mới được gọi là cà phê đặc sản. Cuốn catalogue nhỏ đi kèm hộp cà phê khá thú vị khi giải thích cho khách cà phê nào được trồng ở địa danh nào, có vị gì đặc trưng. Nhớ lại hồi thăm nhà máy chế biến thực phẩm chức năng của Nhật thấy choáng váng. Dược liệu vốn đã đắt nhưng qua chế biến công nghệ cao và được làm thương hiệu bài bản, giá trị mang lại gấp hàng trăm lần giá đang bán nông sản thô. Cụ Kotler đã nói: “The art of marketing is the art of brand building. If you are not a brand, you are a commodity. Then price is everything and the low-cost producer is the only winner.” Thế nên nếu thương hiệu cà phê này thành công trong việc định vị mình là cà phê đặc sản, quà tặng ngoại giao thì có lẽ đó cũng là một cơ hội để cà phê Việt Nam được ngồi chiếu trên trong thị trường nông sản thế giới.

 

 

 


Petrus là một trong những loại rượu đắt và được hâm mộ nhất trong giới mộ điệu vang quốc tế. Dù được nhiều người yêu thích nhưng phải đến những năm 1950, 1960 khi gia tộc Kennedy đặc biệt hâm mộ thương hiệu này thì nó mới có danh tiếng quốc tế và trở thành một nông sản cao cấp trên phạm vi thế giới. Thoạt tiên xuất hiện như quà tặng rồi sau đó, thương hiệu này trở thành sản phẩm tiêu dùng thường xuyên của giới thượng lưu khắp thế giới. Ngày nay, vang Petrus trở thành niềm tự hào của Pháp và hy vọng chú lính mới SHIN cà phê này cũng sẽ có cơ hội xuất hiện trong sổ tay mua bán của các nhà quý s tộc khắp nơi.

 

 

 

Đến các nguyên tắc tặng quà:
1. 1. Tặng cái đối tác thích/trân trọng chứ không phải tặng cái bạn thích/thích tặng
2. 2. Chú ý tới ý nghĩa quà tặng trong văn hoá của người nhận và những mốc son của mối quan hệ hai bên.
3. 3. Chú ý tới quy định trong luật pháp của nơi người nhận sống.
4. 4. Chú ý tới giới tính của người nhận
5. 5. Chú ý tới design, màu sắc, chất liệu của quà tặng
6. 6. Chú ý tới tính đại diện văn hoá của công ty/tổ chức mình
7. 7. Chú ý tới văn hoá bản địa


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan