A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Về đâu lễ hội tình yêu? AN SƠN (bài có trích dẫn bài viết của Thành)

TP - Rất nhiều lễ hội truyền thồng còn tồn tại đến nay thiên về “lễ” và nghèo nàn về “hội”. Một số lễ hội gây cảm giác như dịp để dân tình “trút giận” hoặc giải tỏa những năng lượng mang tính bạo lực. Nơi nào cho năng lượng tình yêu mở hội? heo dịch giả Nguyễn Đình Thành, ngày Valentine vốn là lễ bái xuân, được người La Mã tổ chức hàng năm vào 15/2, trước khi Thiên Chúa giáo trở nên phổ biến. Đây là nghi lễ cầu mong mùa màng sinh sôi, tôn vinh văn hoá phồn thực diễn ra tại thành Roma. Mở đầu là phần hiến tế một số vật nuôi. Tiếp theo nam nữ tán tỉnh nhau, có thể đi từ A đến Z. Sau đó trong phần đại tiệc tưng bừng, các cô gái ghi tên mình trên mảnh giấy bỏ vào vò, các chàng trai bốc thăm, được cô nào thì cô đó theo người ấy suốt đêm tiệc, nhiều đôi thành vợ thành chồng sau đêm này. Năm 498, Giáo hoàng chống việc tổ chức lễ này, và sau đó câu chuyện về Thánh Valentine xuất hiện.

VĂN NGHỆ 06:43 ngày 17 tháng 02 năm 2014 Về đâu lễ hội tình yêu? AN SƠN TP - Rất nhiều lễ hội truyền thồng còn tồn tại đến nay thiên về “lễ” và nghèo nàn về “hội”. Một số lễ hội gây cảm giác như dịp để dân tình “trút giận” hoặc giải tỏa những năng lượng mang tính bạo lực. Nơi nào cho năng lượng tình yêu mở hội? Hội chợ Chuộng (Thanh Hóa) cho phép người ta ném cà chua, trứng hỏng vào nhau để lấy may, cũng là một cách giải tỏa năng lượng. Nhưng nghe nói một số thành phần quá khích đã lợi dụng tục này để ném gạch đá, đánh nhau. Hội đả cầu cướp phết ở Vĩnh Phúc quy định ai chạm được vào quả phết sẽ đem may mắn về cho cả họ, chứ chắc không xui người ta đánh nhau để đạt được mục đích. Nhưng việc ẩu đả vẫn xảy ra. Hình như khi đám đông thiếu niềm tin tụ lại thì một số “luật rừng” sẽ hình thành. Đã có chuyện khi không còn cơ hội lĩnh ấn (đền Trần), một số người quay sang cướp đồ lễ. Tóm lại là phải sở hữu một cái gì đó từ lễ hội thì năng lượng “cướp” mới tạm được thỏa mãn. Đa số người Việt đi lễ để cầu may với một niềm tin vào các các đấng trên cao. Tin thường đi đôi với kính sợ. Nhưng đôi khi những người say hội cũng quên cả sợ, sẵn sàng làm các hành động được xem là báng bổ thần thánh. Có lý giải cho rằng họ cướp đồ lễ để lấy may, nhưng có lẽ hành động đó thể hiện sự tức giận nhiều hơn. Giận vì lễ hội ngày nay không đáp ứng được nhu cầu, đôi khi là sự tham lam, của con người. Yêu nhau và đánh nhau là hai xung lực tạo kết thành đời sống. Ngày nay vẫn còn những lễ hội xoay quanh năng lượng yêu đương. Tiêu biểu là Linh tinh tình phộc ở Lâm Thao, Phú Thọ. Nghi lễ tiêu biểu của hội này diễn ra tại miếu Đụ Đị: cặp vợ chồng gương mẫu nhất làng cầm biểu tượng sinh thực khí cho “phộc” vào nhau 3 lần trong bóng tối gọi là “lễ mật”. Sau đó, chủ lễ tuyên bố “tháo khoán” để nam nữ được tự do thể hiện tình yêu. Nếu hành động yêu đương may mắn có kết quả thì đứa bé “trời ban” sẽ được làng nuôi. Tất nhiên ngày nay, những “thuần phong mỹ tục” mới khiến nam nữ không còn “chịu chơi” như xưa. Theo miêu tả của báo chí thì tại hội Linh tinh tình phộc năm nay, sau khi lễ mật thành công, các đôi trai gái không đi tìm bến đáp mà chỉ trải chiếu trước miếu, cùng nhau thụ lộc, tâm tình. Cả hai chiều hướng đều thể hiện sự “vi phạm” phong tục xưa. Một bên theo chiều hướng tiêu cực: đánh nhau, cướp lễ. Một bên không biết có tích cực không: “tháo khoán” mãi rồi, không chờ lễ hội tạo điều kiện?! Lễ hội có yếu tố dục tính là một mảng quan trọng và hấp dẫn trong phong tục xưa. Trong sách Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu Hán Nôm do GS Đinh Khắc Thuân chủ biên (NXB Khoa học Xã hội- 2009), blog Nguyễn Xuân Diện dẫn lại, thì ở Bắc Ninh ít nhất có 3 lễ hội lấy năng lượng yêu đương làm động cơ. Đó là tục hát và đánh chen ở xã Nga Hoàng; Hát thờ thần và hát nằm với nhau ở làng Diềm; Hát úp đèn thờ thần, điểm ngực ở Ném Thượng. Làng Diềm là cái nôi của quan họ cổ. Ngày nay, luật tục “quan họ không lấy nhau”- tức là tối kỵ chuyện trai gái giữa các liền anh liền chị kết nghĩa- được loan báo rộng rãi. Nhưng thông tin theo sách đưa ra thì ngày xưa, các cụ nhà ta không né tránh bản năng yêu đương đến mức đó. Những sự việc diễn ra vào khoảng 1920 được ghi lại như sau: “Chị cả sai người nhà làm tiệc rượu mời các chàng trai xã Hoài Bão ăn uống no say, sau đó mới hát. Trai gái hát từ 8 giờ tối đến 2 giờ sáng thì tắt đèn trong nhà, trai gái cùng nằm mà hát. Lúc tắt đèn, anh cả hát với chị cả, anh hai hát với chị hai…, anh bé hát với em bé, còn những người con trai thuận tình với người con gái nào thì cũng hát với cô ấy. Nếu như chàng trai con gái nào yêu nhau, giả vờ đi ra tiểu tiện ở ngoài nhà…” Nhưng thực ra để làm cái việc mà ai cũng biết. Cuộc hát kéo dài đến 4, 5 giờ sáng, sau đó “chị cả tiễn anh cả, chị hai tiễn anh hai, chị ba tiễn anh ba…, em bé tiễn anh bé, mỗi người tiễn một đường…” Và việc gì cần phải diễn ra sẽ có thêm thời cơ để diễn ra. Người làng nào mà không cho con cái đi hát theo lệ trên đương nhiên sẽ bị cười chê. Ngày nay, chuyện yêu đương không còn chịu nhiều cấm đoán như xưa, bên cạnh đó nó cũng ít được “thiêng hóa” bằng lễ hội. Mặc dù cũng có cái gọi là lễ Tình nhân 14/2 nhưng chỉ là “lễ” tùy tâm giữa hai người với nhau mà thôi. Theo dịch giả Nguyễn Đình Thành, ngày Valentine vốn là lễ bái xuân, được người La Mã tổ chức hàng năm vào 15/2, trước khi Thiên Chúa giáo trở nên phổ biến. Đây là nghi lễ cầu mong mùa màng sinh sôi, tôn vinh văn hoá phồn thực diễn ra tại thành Roma. Mở đầu là phần hiến tế một số vật nuôi. Tiếp theo nam nữ tán tỉnh nhau, có thể đi từ A đến Z. Sau đó trong phần đại tiệc tưng bừng, các cô gái ghi tên mình trên mảnh giấy bỏ vào vò, các chàng trai bốc thăm, được cô nào thì cô đó theo người ấy suốt đêm tiệc, nhiều đôi thành vợ thành chồng sau đêm này. Năm 498, Giáo hoàng chống việc tổ chức lễ này, và sau đó câu chuyện về Thánh Valentine xuất hiện. Những lễ hội về tình yêu có thể trở nên lạc hậu theo dòng chảy thời gian cùng những quan niệm hỗn loạn của mỗi thời, nhưng nhu cầu tôn vinh tình yêu vẫn thế. Bằng chứng là giới trẻ đang vui vẻ du nhập ngày Valentine. Trong khi lễ hội của phương Tây đã biến đổi và được toàn cầu hóa thì các lễ hội bản địa tiêu biến hoặc dừng lại ở quy mô làng xã. Trong khi truyền thống của các cụ nhà ta đã sản sinh ra những lễ hội tương đồng với văn minh phương Tây thì con cháu ngày nay xem ra có vẻ thụt lùi về văn hóa, trở thành những kẻ lệ thuộc, ăn sẵn?! Nhưng nhìn theo hướng khác thì đó chẳng qua là biểu hiện của năng lượng tình yêu- tự tìm cách lan tỏa đến nơi nào có thể mà thôi. Dù ở phương Đông hay phương Tây thì tình yêu cũng từng được vinh danh qua hình thức lễ hội. Đôi khi nó tích hợp cả việc giáo dục giới tính và đạo đức như Linh tinh tình phộc: Cặp vợ chồng chung thủy gương mẫu nhất làng mới được lựa chọn để cử hành lễ mật.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan