A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tranh cổ động: Một thời hoa lửa

 Đi qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của đất nước, nghệ thuật tranh cổ động tự hào đã hoàn thành những nhiệm vụ trong những thời khắc cam go nhất. Cuộc chiến của người họa sĩ không diễn ra ngoài chiến tuyến mà diễn ra đằng sau giá vẽ.

VĂN HOÁ ››

Tranh cổ động: Một thời hoa lửa

 - Đi qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của đất nước, nghệ thuật tranh cổ động tự hào đã hoàn thành những nhiệm vụ trong những thời khắc cam go nhất. Cuộc chiến của người họa sĩ không diễn ra ngoài chiến tuyến mà diễn ra đằng sau giá vẽ.

 

Có lẽ trong ký ức, nhiều người Hà Nội còn giữ lại hình ảnh "ra đường là gặp tranh cổ động". Sức ảnh hướng rất lớn và lâu dài của chúng được cho là vì đã phản ánh những cảm xúc và lý tưởng hướng về tương lai chung của người dân thành phố.

tranh cổ động, hội họa giá vẽ, nghệ thuật, tuyên truyền

Lần về lịch sử, tranh cổ động xuất hiện như một thể loại riêng của ngôn ngữ hội họa thế giới từ đầu thế kỷ 20. Dù còn có những tranh cãi nghệ thuật có nên phục vụ mục đích tuyên truyền hay không, nhất là khi về sâu thẳm, sáng tạo nghệ thuật là cách bộc lộ con người riêng tư của nghệ sĩ. Nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận, đó là tính nghệ thuật của rất nhiều tác phẩm được sáng tác vì mục đích tuyên truyền.

Ở nước ta, tranh cổ động được nhiều tài liệu cho là xuất hiện từ những ngày tiền khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, cuộc cách mạng đã làm thức tỉnh ý thức chính trị cho toàn giới mỹ thuật VN. Một phong trào nghệ thuật ủng hộ Việt Minh đã bùng lên mạnh mẽ với tinh thần hứng khởi. Nổi bật là sự đáp ứng kịp thời của tranh cổ động. Những bức tranh cổ động đầu tiên ra đời trong bão táp cách mạng với sự có mặt của thế hệ họa sỹ yêu nước, tiêu biểu là Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị... cùng nhiều tác giả giàu tâm huyết với tự do, độc lập của Tổ quốc.

tranh cổ động, hội họa giá vẽ, nghệ thuật, tuyên truyền

Bước vào kháng chiến chống Pháp, với tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tất thắng, các họa sỹ lên chiến khu, tự nguyện đứng trong mặt trận văn hóa kháng chiến, biến nghệ thuật của mình thành vũ khí chống quân thù. Đi tiên phong trong hoạt động này, ở giữa chiến khu hay vùng địch tạm chiếm là những bức tranh cổ động nhạy bén về đề tài, phong phú về bút pháp của các họa sỹ: Nguyễn Sáng, Mai Văn Hiến, Sĩ Ngọc, Huỳnh Văn Thuận, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Bích...Chúng không chỉ cổ vũ tinh thần yêu nước, niềm tin vào cuộc kháng chiến trường kỳ; kịp thời phản ánh chủ trương, chiến lược, sách lược của Đảng. Mà đặc biệt có những bức tranh cổ động địch vận đã có sức mạnh thực tiễn, làm thức tỉnh hàng loạt binh sỹ trong quân đội Pháp rời bỏ hàng ngũ.

tranh cổ động, hội họa giá vẽ, nghệ thuật, tuyên truyền

Tuy nhiên, vào thuở sơ khai, tranh cổ động chỉ hai màu đen trắng do phương tiện dùng cho hội họa giá vẽ còn rất thiếu thốn. Phải đến chiến dịch Đông Xuân (1953 - 1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ, tranh cổ động mới thực sự phát triển và sử dụng rộng khắp để theo kịp những nhiệm vụ cam go của đất nước. Tại chiến hào, trên đường tiếp vận, nơi hậu phương, đâu đâu cũng có tranh cổ động. Nội dung tranh cổ động cũng rất phong phú: Động viên bộ đội Vượt khó khăn, gian khổ, quán triệt phương châm Đánh chắc tiến chắc, Quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ, Chuyển gạo ra mặt trận, Diệt máy bay địch ở Gia Lâm, Cát Bi...

tranh cổ động, hội họa giá vẽ, nghệ thuật, tuyên truyền

Từ thập niên 60, tranh cổ động bắt đầu định hình một diện mạo nghệ thuật rõ nét hơn, mang phong cách sáng tác hiện thực XHCN. Mà theo đánh giá của họa sĩ Trịnh Tú trong một bài viết, các họa sĩ ngày đó phải rất giỏi kỹ thuật đồ họa, bởi phong cách này đòi hỏi cách nhìn trực diện vào đề tài, thể hiện những khối, mảng màu sắc khỏe, đơn giản nhưng vẫn chứa đựng đầy đủ lượng thông tin.

Thế hệ họa sĩ vẽ tranh cổ động nổi bật nhất trong thời kỳ này phải kể tới những cái tên như Trường Sinh, Trần Mai, Trần Gia Bích, Nguyễn Thụ, Huy Oách, Phạm Lung...với nhiều bức rất nổi tiếng như "Nixon phải trả nợ máu", "Thành đồng tổ quốc", "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân"...Điểm nổi bật có thể thấy ở họ là con người nghệ sĩ hòa quyện chặt chẽ với con người dấn thân vì cuộc chiến thần thánh của cả dân tộc. Mà nói như họa sĩ Trường Sinh, cuộc chiến của họ không diễn ra ngoài chiến tuyến mà diễn ra đằng sau giá vẽ.

Kỳ tiếp: Chuyện của "vua áp phích"

Khải Trí


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan