A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THẾ CHIẾN THỨ BA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI. (Sách hay cuối tuần).

Chiến tranh phi truyền thống, chiến tranh của tương lai.
Sau thế chiến thứ hai, sự giằng co quyền lực giữa các siêu cường thoạt tiên dựa trên chiếc ô hạt nhân. Tuy nhiên địa hạt này quá nguy hiểm vì khi huỷ diệt đối phương cũng chính là huỷ diệt mình và nhận chìm cả văn minh nhân loại. Các nhà chiến lược địa chính trị cần đến những "vũ khí" khác, an toàn hơn, âm thầm hơn, sexy hơn, tự nguyện hơn và hiệu quả hơn. 
Chiến tranh chiến tranh thể chế, chiến tranh kinh tế, chiến tranh tư tưởng, chiến tranh sinh thái, chiến tranh mạng lưới ra đời ...

THẾ CHIẾN THỨ BA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI. (Sách hay cuối tuần).


 

 

Chiến tranh phi truyền thống, chiến tranh của tương lai.
Sau thế chiến thứ hai, sự giằng co quyền lực giữa các siêu cường thoạt tiên dựa trên chiếc ô hạt nhân. Tuy nhiên địa hạt này quá nguy hiểm vì khi huỷ diệt đối phương cũng chính là huỷ diệt mình và nhận chìm cả văn minh nhân loại. Các nhà chiến lược địa chính trị cần đến những "vũ khí" khác, an toàn hơn, âm thầm hơn, sexy hơn, tự nguyện hơn và hiệu quả hơn. 
Chiến tranh chiến tranh thể chế, chiến tranh kinh tế, chiến tranh tư tưởng, chiến tranh sinh thái, chiến tranh mạng lưới ra đời ...
Để "chiếm" (chẳng cần chiếm về mặt vật lý làm gì, khai thác giá trị là đủ) được một đất nước bằng quân sự để kiềm chế đối thủ sẽ quá tốn kém. Dùng các ý tưởng về tự do, dân chủ, viễn cảnh về tăng trưởng kinh tế, đời sống ấm no hạnh phúc hơn dễ hơn nhiều. Bắt đầu bằng các bữa tiệc ngoại giao, đầu tư nước ngoài, phát triển các NGO, chi nhánh tổ chức quốc tế, internet, mạng xã hội sẽ dần đưa đất nước con mồi vào sự quen dần với đời sống kinh tế cao hơn rồi đến 1 lúc không thể trả nợ thì chiếm lấy những tử huyệt của đất nước ấy.


Điều khiển theo cách của mình. Chính giới tinh hoa của các nước con mồi sẽ vận hành theo quỹ đạo mà họ đã được lập trình. Hệ thống các mạng lưới được thành lập đầu tiên hướng đến giới tinh hoa rồi trung lưu. Các cuộc cách mạng màu đã hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho chủ cuộc chơi, vừa chiếm được giới lãnh đạo chính trị, vừa nắm được các tử huyệt kinh tế như tài chính, năng lượng, giao thông.
Chiến tranh mạng lưới đã, đang và sẽ diễn ra một cách tinh vi và âm thầm kết hợp giữa mạng xã hội, cơ hội đầu tư, tư vấn cấp cao, uy tín, hào nhoáng, trao đổi thương mại có chủ đích, các sản phẩm văn hoá, tổ chức xã hội dân sự, ODA, các trung tâm văn hoá và ngôn ngữ, hệ thống học bổng, bằng cấp, giải thưởng, quy chuẩn, truyền thông tích hợp,...
Nó chẳng xấu, chẳng độc ác cũng chẳng tốt đẹp...nó tự nhiên như không khí hít thở mỗi ngày. Mỗi quốc gia tự quyết định làm cừu, sói, làm sư tử, làm con mồi, nạn nhân, kẻ hưởng lợi, hay chỉ đơn thuần là sống sót.
Sách dành cho những người quan tâm tới địa chính trị, truyền thông và những ai quan tâm tới cơ chế vận hành của xã hội toàn cầu mình đang sống.
THẾ CHIẾN THỨ BA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI của Valeri KOROVIN, giám đốc Trung tâm giám định địa chính trị Moskva đưa ra những phân tích tỉ mỉ về cuộc chiến không khói súng này. NXB Trẻ chọn dịch cuốn này rất chất. Đọc sách tiếng Anh, tiếng Pháp nhiều rồi, cần thêm nhiều sách của Nga, Trung Quốc, Nhật Bản để mở rộng cách nhìn.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật