NHÌN VĂN HÓA BẰNG CON MẮT DOANH NHÂN
* Việc tổ chức Davines Art Series được đánh giá là một bước đi khôn ngoan để thương hiệu này trở nên khác biệt trong cách làm truyền thông ở Việt Nam trong bối cảnh người tiêu dùng đã hình thành phản xạ nghi ngờ các phương thức quảng cáo truyền thống.
\n
Nhìn văn hóa bằng con mắt doanh nhân
\n\n
\n\n
Pháp có Cartier Foundation, Mỹ có Ford Foundation, liệu Davines Việt Nam có ghi tên mình vào bảng vàng các thương hiệu đóng góp cho xã hội qua các hoạt động văn hóa?
\n\n
\n\n
Để xây dựng và quảng bá thương hiệu, nhiều doanh nghiệp cho rằng tài trợ cho các chương trình ca nhạc và thể thao là một kênh quảng bá hình ảnh hiệu quả nên không ngần ngại khi mở hầu bao. Tuy nhiên, tài trợ ồ ạt cho các hoạt động tốn kém này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu ứng mong muốn do người tiêu dùng hoặc đã bão hòa với các hoạt động marketing, tài trợ đơn điệu hoặc quá “cảnh giác” với các logo xuất hiện trong các sự kiện lớn. Dùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật đa phương tiện, đa phong cách, đề cập đến các vấn đề đương đại bằng một ngôn ngữ đương đại để thu hút sự chú ý và chinh phục cảm tình của công chúng đang là cách làm được nhiều thương hiệu lựa chọn.
\n\n
\n\n
Từ quá khứ đến hiện tại
\n\n
Lịch sử Phương Tây thường nhắc đến Maecenas, nhân vật nổi tiếng được coi là cha đẻ của bảo trợ nghệ thuật. Tên ông trở thành danh từ chung để chỉ các hoạt động bảo trợ nghệ thuật trong nhiều thứ tiếng châu Âu. Phương Đông cũng có một nhân vật tương tự trong bảo trợ nghệ thuật chính là Mạnh Thường Quân. Hoạt động bảo trợ văn hóa phát triển mạnh ở Phương Tây vào thời Phục Hưng và ban đầu do các nhà buôn, chủ ngân hàng, giới quý tộc tổ chức và thực hiện. Sau lan dần đến các giới khác và mở rộng về quy mô. Thật khó tưởng tượng sự phát triển nghệ thuật của thế giới sẽ thế nào nếu không có dòng họ Médicis, người bảo trợ cho Michel Angello, không có những Louis 14 của nước Pháp, nữ hoàng Catherine của nước Nga, những dòng họ như Rothschild, Rockefeller, tỷ phú Andrew Carnegie, Peggy Guggenheim. Nhắc đến những nhà sưu tập, bảo trợ văn hóa nổi tiếng thế giới hiện nay người ta không thể không nhắc đến những cái tên như Charles Saatchi (Anh), François Pinault, Yves Saint Laurent (Pháp). Những cái tên đã tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển của cả dòng nghệ thuật đương đại.
\n\n
\n\n
Bảo trợ văn hóa = thể hiện trách nhiệm xã hội
\n\n
Ở nhiều nơi trên thế giới, bảo trợ nghệ thuật không chỉ là cách doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội của mình mà còn là một thói quen văn hóa và thậm chí là một cách thể hiện đẳng cấp. Thói quen này được pháp luật nhiều nước cổ vũ. Tại Mỹ, năm 2006, có tới 62 nghìn quỹ bảo trợ các hoạt động văn hóa, xã hội, huy động được 3,6 tỷ đô la. Tại Pháp, cũng vào năm này có 2100 quỹ bảo trợ văn hóa, 8 800 ở Anh và 3 300 ở Italia. Trong giới mỹ thuật đương đại Pháp, không ai không biết đến những trung tâm mỹ thuật đương đại đồng thời là các quỹ văn hoá danh tiếng như : Fondation Cartier, La Maison Rouge và hàng loạt các quỹ văn hoá của các doanh nghiệp như France Télécom (Công ty viễn thông Pháp), RATP (công ty giao thông công cộng vùng Paris)…
\n\n
\n\n
Bảo trợ nghệ thuật = lợi ích cụ thể
\n\n
Để bảo trợ nghệ thuật, người ta không chỉ mua một tác phẩm nghệ thuật, cấp học bổng cho sinh viên giỏi, mà còn có thể lập các quỹ văn hóa. Ở Pháp, các cá nhân mua các tác phẩm nghệ thuật đương đại được giảm tới 66% thuế thu nhập trong tổng số 20% thu nhập chịu thuế của mình còn các doanh nghiệp được giảm tới 60% thuế doanh nghiệp trong giới hạn 0,5% doanh thu. Một chính sách sách khác hỗ trợ sáng tác đương đại là trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp (trong giới hạn tối đa 0,5% doanh thu) nếu doanh nghiệp đó mua một tác phẩm của một nghệ sĩ còn sống, với điều kiện là tác phẩm phải được trưng bày ở nơi công cộng trong thời gian ít nhất 5 năm. Các quỹ văn hóa có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống mỹ thuật. Họ đặt hàng triển lãm với một hay nhiều nghệ sỹ, trưng bày bộ sưu tập của mình, khi quỹ tan rã, bộ sưu tập thuộc về nhà nước. Các doanh nghiệp chi trả toàn bộ chi phí hoạt động cho quỹ này, đổi lại, họ được miễn giảm thuế thỏa đáng.
\n\n
Hoạt động bảo trợ văn hóa được phân tách rất rõ với hoạt động tài trợ quảng cáo. Các biện pháp giảm trừ thuế sẽ có lợi rất nhiều cho doanh nghiệp khi hoạt động được tổ chức là hoạt động văn hóa và việc tài trợ được coi là bảo trợ văn hóa. Nghĩa là lợi ích trực tiếp mà nhà tổ chức đưa lại cho doanh nghiệp (vé vào cửa, giấy mời,…) ở mức thấp hơn nhiều so với số tiền tài trợ được bỏ ra.
\n\n
\n\n
Bảo trợ văn hóa ở Việt Nam
\n\n
Trông người lại ngẫm đến ta. Chưa bao giờ bảo trợ nghệ thuật được nằm trong những hành trang mà người ta trang bị cho các doanh nhân tương lai từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ở ta không có quỹ bảo trợ nghệ thuật còn các nhà sưu tầm tranh chuyên nghiệp đếm trên đầu ngón tay và phần lớn bộ sưu tập của họ còn nằm trong bóng tối vì nhiều lý do khác nhau. Thiếu sự hỗ trợ của xã hội, và đặc biệt của các doanh nghiệp, nghệ sỹ Việt Nam thực sự gặp khó khăn lớn trong sáng tác và phổ biến tác phẩm của mình. Một số thương hiệu dùng văn hóa để xây dựng và quảng bá thương hiệu thành công được nhắc đến ở Việt Nam trong thời gian qua như: MobiFone (Rock Storm), Toyota (Toyota concert), Davines Hair Show và Davines Art Series (bảo trợ triển lãm cho các nghệ sỹ trẻ). Thay vì đổ hàng tỷ đồng vào tài trợ các chương trình ca nhạc, giải thi đấu thể thao, nhiều doanh nghiệp đã bỏ ra một phần tiền trong đó để bảo trợ mỹ thuật và các hình thức sáng tạo đương đại khác. Thay vào một trang quảng cáo trên báo, số tiền ấy có thể tổ chức được một triển lãm mỹ thuật đàng hoàng, gây tiếng vang lớn trong công chúng và tạo được sự khác biệt. Việc tổ chức Davines Art Series được đánh giá là một bước đi khôn ngoan để thương hiệu này trở nên khác biệt trong cách làm truyền thông ở Việt Nam trong bối cảnh người tiêu dùng đã hình thành phản xạ nghi ngờ các phương thức quảng cáo truyền thống.
\n\n
\n\n
Bắt đầu bảo trợ nghệ thuật, dù là từ những hoạt động nhỏ nhất, chính là việc mà các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể làm và làm được ngay để chung tay phát triển nền nghệ thuật nước nhà vốn đang tụt hậu nhiều so với các nước phát triển trong khu vực.
\n\n
\n\n
*Từ năm 2013, Chuỗi Hoạt Động Nghệ Thuật Davines – Davines Art Series do Davines phối hợp với Tạp chí Đẹp tổ chức được giới thiệu tới công chúng 2 lần/năm, đưa tác phẩm của các nghệ sỹ đương đại Việt Nam gần hơn tới công chúng. Đây là một trong những thương hiệu hiếm hoi trong nước bảo trợ nghệ thuật một cách có hệ thống với cam kết về thời gian và ngân sách cụ thể.
\n\n
\n\n
* Việc tổ chức Davines Art Series được đánh giá là một bước đi khôn ngoan để thương hiệu này trở nên khác biệt trong cách làm truyền thông ở Việt Nam trong bối cảnh người tiêu dùng đã hình thành phản xạ nghi ngờ các phương thức quảng cáo truyền thống.
\n\n
Bài trên:
\nhttp://doanhnhanonline.com.vn/nhin-van-hoa-bang-con-mat-doanh-nhan/
\n
\n
\n