A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người Pháp ngả mũ trước tinh hoa ẩm Việt

Giới thượng lưu trên toàn thế giới không ai không biết đến nhà hàng Tour d'Argent nổi tiếng ở Paris nơi dù là nguyên thủ quốc gia hay CEO của một tập đoàn tỷ đô hay những người trót lấy tứ khoái làm tiêu chí của cuộc đời, đều phải đặt bàn trước cả tháng nếu muốn được thưởng thức một bữa tối trên cả tuyệt vời. Thế mà gần đây, tạp chí ẩm thực danh tiếng của Pháp LE GOURMET đã xếp hạng 5 sao cho một bữa tối của một nhà hàng người Việt mang tên  LE TONKIN và so sánh nó ngang với nhà hàng nổi tiếng nhất kinh đô ánh sáng.

Giới thượng lưu trên toàn thế giới không ai không biết đến nhà hàng Tour d'Argent nổi tiếng ở Paris nơi dù là nguyên thủ quốc gia hay CEO của một tập đoàn tỷ đô hay những người trót lấy tứ khoái làm tiêu chí của cuộc đời, đều phải đặt bàn trước cả tháng nếu muốn được thưởng thức một bữa tối trên cả tuyệt vời. Thế mà gần đây, tạp chí ẩm thực danh tiếng của Pháp LE GOURMET đã xếp hạng 5 sao cho một bữa tối của một nhà hàng người Việt mang tên  LE TONKIN và so sánh nó ngang với nhà hàng nổi tiếng nhất kinh đô ánh sáng.

Chủ nhà hàng anh Vincent Nguyễn, được nhà báo Pháp miêu tả như một đại sứ hoàn hảo của một Đông Dương xưa nơi mọi người Pháp đều mơ tới. Cụ tổ 4 đời của anh đã tới Pháp trong đợt tuyển lính thợ phục vụ trong thế chiến thế giới thứ nhất và đã quyết định ở tại đây.

Hãy xem cách nhà hàng ve vuốt năm giác quan của bạn như thế nào để bạn sẵn lòng rút 1500 euros khỏi hầu bao (tương đương cho 40 triệu đồng Việt Nam) cho một bữa tối.

 Trong một không gian được bài trí đúng chất Đông Dương xưa mới những cánh cửa sắt uốn cầu kì, tường xây nguyên gạch. Con đường lát gạch Bát Tràng mang từ Việt Nam, 2 bên được trang trí bằng 20 loại tre đủ màu đến từ các vùng khác nhau của Việt Nam. Không gian thoang thoảng mùi hoa bưởi được một Aroma Hunter - chuyên gia sáng tạo mùi hương  - đặc chế cho nhà hàng. Những chiếc nem cuốn nhỏ nhắn và tinh tế chỉ bằng một ngón tay được bày trên một chiếc đĩa nhỏ hình lá và một bát nước chấm xinh xinh, tráng men ngọc thời Lý một cách tinh tế. Bánh đa nem phải là bánh của làng Chều (Tương truyền để lại, vào năm 1349 đời vua Trần Dụ Tông, ở làng Chều có gia đình cụ Trần Văn Hám làm nghề xay gạo. Thấy dân làng khó khăn, gạo làm ra tiêu thụ chậm nên cụ Hám đã nghĩ ra cách ngâm gạo rồi giã nhuyễn đem hấp trên nồi nước sôi. Khi nước bột thành bánh mới đem ra phơi nắng, sản phẩm đó được gọi là bánh đa nem, từng một thời trở thành đặc sản cung tiến vua chúa). Nước mắm nhất thiết phải là mắm Cát Hải loại một, sánh màu hổ phách, được mang thẳng từ huyện đảo danh tiếng của vừng biên hải xưa. Cô phục vụ thướt tha trong chiếc áo dài truyền thống in trên những bức tranh lụa nổi tiếng của những hoạ sỹ Đông Dương nổi danh, nhanh tay rót ra một thứ rượu sóng sánh từ một chiếc vỏ bầu đen nhánh vào những chiếc chén hạt mít nằm gọn trong lòng bàn tay. Bầu được trồng và vỏ được xử lý theo cách người Việt đã làm cả ngàn năm nay, hoàn toàn thủ công, trông như một chi tiết trên tay túy tiên chống chếnh. Cô say sưa giới thiệu về thứ rượu quý được làm từ Nếp cái hoa vàng. Phải là loại nếp được trồng trên ba mảnh ruộng nhỏ xíu vua ban tương truyền từ thời Lý. Canh tác hoàn toàn theo cách hữu cơ: chỉ tưới bằng nước mưa, không dùng bất kì một loại chất hoá học nào. Lúa gặt xong, chỉ phơi trong ba ngày để giữ được độ ẩm lý tưởng rồi được đưa vào đình làng, nơi đây ba bà cụ nay đã trên bảy mươi là những người chọn lọc những hạt giống tốt nhất. Gạo được ba nghệ nhân nữ, tuổi trên năm mươi nấu chín bằng củi rơm trên chính những cánh đồng làng. Nước cũng được lấy từ giếng cổ của làng, mỗi lần chỉ được lấy đúng 30 gầu sau 8h00 tối và sau khi các cụ đã làm lễ thành hoàng cẩn thận. Rượu nấu xong được cho vào chum được "thửa" từ làng gốm Đông Triều tận Quảng Ninh và hạ thổ, đúng 20 năm mới được khui. Mỗi tháng, làng chỉ nấu không quá 3 mẻ rượu. Chưa hết ngây ngất với màn chào đầu tinh tế, 2 món chính được mang ra trình khách với cái tên dài chao ôi mà khó nhớ: ngan ré Sapa ninh với quýt Tiều vùng Bảy núi trong mười tiếng, ăn với rau húng láng và hạt tiêu đỏ Phú Quốc hái trên ngọn. Măng trắng Hoà Bình đội cối đá ninh với lợn cắp nách ăn kèm rong biển Thổ Chu. Điểm đặc biệt là thực khách được hướng dẫn dùng tre làm từ tre Đằng Ngà, thực đơn được viết tay cầu kì trên giấy sắc làng Nghĩa Đô và món ăn được bày trên đá đen Yên Bái. Kết thúc Món tráng miệng là trà sen hồ Tịnh Tâm Huế và món tiramisu với mít Long Khánh trộn mật ong U Minh Hạ vắt cuối tháng. Tất cả bát đĩa đều in hình logo xoáy trôn ốc, tương truyền là từ chuôi kiếm của tổ tiên của Vincent Nguyễn vốn là một vị tướng tài của Lê Lợi trong cuộc chiến chống quân Minh. Chẳng cứ là hậu duệ của vua Mặt trời mới tấm tắc mà có lẽ các đại gia người Việt cũng nhẹ lòng rút hầu bao chi trả cho một bữa ăn như vậy.

Sau khi kênh truyền hình Luxe TV của Pháp làm phóng sự về nhà hàng độc đáo này và hàng loạt tạp chí ẩm thực uy tín của Pháp cùng lên tiếng, báo chí Việt Nam cũng đồng loạt đưa tin về nhà hàng và đặc biệt là dòng "vodka Việt" - nếp cái hoa vàng tinh tế. "Chuyện người đầu bếp làm rạng danh đất Việt tại Pháp", "Nếp cái hoa vàng chinh phục kinh đô ẩm thực thế giới", " Giấc mơ có thật về một nhà bếp thế giới", "Cha đẻ của Marketing đã không nhầm về ẩm thực Việt Nam" là những tít báo lan tràn trên mạng xã hội tại Việt Nam. Giới đầu bếp Pháp còn lưu truyền câu chuyện về một đầu bếp bị tụt một sao (từ hai sao xuống một sao) trên bảng xếp hạng của quyển sách xếp hạng ẩm thực Michelin danh tiếng đã không chịu nổi điều này và tự tử. Việc kinh đô ẩm thực thế giới công nhận tinh hoa ẩm thực Việt thực sự là một bước tiến lớn cho ngoại giao văn hoá Việt Nam và góp phần toả rạng văn hoá Việt trên trường thế giới.

Thưa các cụ và các mẹ, trên đây là bài tập của em về content marketing và copywriting. Đây cũng là ý tưởng em trình bày (một phần) với Hapro để promote vodka của các cụ ấy nhưng không thấy phản hồi, nên đành mang ra giảng trong lớp của Elite PR School để inspire các bạn đồng nghiệp và những ai muốn biến PR - marketing là báu vật của đời mình. Sau bài này các bác thấy, làm content marketing dễ hay khó?

Bài sử dụng ý tưởng nhớ lại từ một số món ăn của Sofitel Legend Metropole Hanoi (cách đặt tên ấn tượng của đầu bếp Didier Corlou) và những sáng tạo của đầu bếp Thanh Vân và ê kíp của chị cũng tại khách sạn lâu đời nhất Hà Nội này. Cứ bảo sao thời còn làm ở Metropole, mỗi thông cáo báo chí lại lấy mất mấy ngày của chúng tôi.

 

ảnh giếng cổ của nhiếp ảnh gia Lê Bích.

ảnh vỏ bầu: http://me.zing.vn/zb/dt/mashimaronho/16763264?from=category

ảnh nếp cái:

http://vietq.vn/6-mon-ngon-trong-ngay-tet-doan-ngo-d34583.html

ảnh bát cổ:

http://mangcovat.com.vn/index.php?f=news&do=detail&id=49

Chuyện bánh đa làng Chều: http://banhdanem.com.vn/banh-da-lang-cheu/59-banh-da-nem-lang-cheu.html

 

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan