A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một số nguyên tắc của Story Telling

Có bạn hỏi Thành: Với sản phẩm tiêu dùng như sữa, nước ngọt.... thì việc xây dựng story telling sẽ gần gũi, dễ đi vào lòng người. Nhưng đối với sản phẩm phức tạp trong lĩnh vực công nghệ như phần mềm, quản lý hệ thống ... đối tượng hướng đến là các doanh nghiệp thì việc xây dựng story telling cần tuân thủ những quy tắc nào để vẫn đảm bảo hình ảnh Brand mà không khô khan? (trích buổi talk trực tuyến trong khuôn khổ Digital Story 2014):

Có bạn hỏi Thành: Với sản phẩm tiêu dùng như sữa, nước ngọt.... thì việc xây dựng story telling sẽ gần gũi, dễ đi vào lòng người. Nhưng đối với sản phẩm phức tạp trong lĩnh vực công nghệ như phần mềm, quản lý hệ thống ... đối tượng hướng đến là các doanh nghiệp thì việc xây dựng story telling cần tuân thủ những quy tắc nào để vẫn đảm bảo hình ảnh Brand mà không khô khan? (trích buổi talk trực tuyến trong khuôn khổ Digital Story 2014):

Thành trả lời bạn như sau:


Về cách thức:
1. Hãy nói đến vấn đề mà khách hàng thực sự quan tâm.
2. Hãy nói đến việc sản phẩm của bạn giúp được gì cho khách hàng. Cuộc sống/nhịp sống/chất lượng sống của họ tốt lên như thế nào nhờ sản phẩm của bạn. Mô tả viễn cảnh hay ho ấy rồi lồng sản phẩm của bạn vào.
3. Hãy nói đến những vấn đề vĩ mô có vẻ hơi xa sản phẩm của bạn nhưng vẫn có liên quan để rồi từ đó kéo đối tượng mục tiêu về với sản phẩm của bạn. IBM nói đến các giải pháp thông minh làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn qua đó gián tiếp nói đến tác dụng của công nghệ và các giải pháp công nghệ. Hãy nói đến những khó khăn và hậu quả tồi tệ mà doanh nghiệp và tiếp đó là cả nền kinh tế, người lao động, người tiêu dùng phải gánh chịu bởi thủ tục hải quan phức tạp, qua đó làm nổi bật giá trị của phần mềm hải quan điện tử.
4. Hãy nói đến quy trình sáng chế, sản xuất ra sản phẩm ấy khó khăn như thế nào, các nguyên tắc khắc nghiệt nào đã được áp dụng. (Apple làm cả thế giới tò mò về cách họ làm ra và nâng cấp sản phẩm bí mật như thế nào).
5. Sản xuất white paper (cẩm nang thông tin ngành) để người sử dụng tìm đọc và có các thông tin chuyên ngành chuẩn xác nhất trước khi quyết định. Họ sẽ nhớ, ai là người làm ra cuốn cẩm nang ấy. Công ty bạn sẽ được điểm cộng.

Nguyên tắc của PR là không ưu tiên tấn công trực diện mà dùng nguyên lý đòn bẩy để làm đối tượng phản ứng theo chiều hướng và mức độ người phát thông tin mong muốn.

Về đối tượng:
Các thống kê cho thấy người tiêu dùng (cả B2C, B2B) đều tin vào WOM và tìm kiếm trên mạng. Trong thời đại số, review từ các influencer và người đã từng sử dụng qua các forum cũng là WOM.
Bạn cần đặc biệt chú ý cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực tới các chuyên gia, nhà báo chuyên ngành, blogger chuyên ngành. Người tiêu dùng sẽ đọc review của những người này trước khi quyết định nhấc máy hay inbox hỏi thông tin từ công ty nào.

Về kênh truyền thông
Kết hợp nhiều kênh. Một bài báo viết có thể được đưa thành nhiều kì trên web site công ty, cắt nhỏ nữa và thêm hình/video minh họa để đẩy trên các kênh social media khác nhau, đóng gói thành case study, phóng sự về tác dụng của sản phẩm/dịch vụ với testimonial của khách hàng, giới thiệu trong các event dành cho đại lý, người tiêu dùng, hội thảo,….
Đừng bao giờ để content thú vị của bạn trên một kênh duy nhất. Hãy coi nó như nước và đổ vào nhiều vật đựng khác nhau.

Ảnh minh hoạ lấy từ: http://www.activecanvas.in/Story-telling.html


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan