A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HOMO DEUS

Một cuốn sách hay đến mức mình phải gạch nham nhở hết trang này đến trang khác. Những câu chuyện của tương lai được soi rọi từ những nỗi sợ từ quá khứ: bệnh tật, chiến tranh, nỗi sợ chết già. Một viễn cảnh đáng rùng mình của một thế giới hậu công nghiệp, một thế giới Internet of Everything trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết với việc con người đang khám phá dần những bí mật của tạo hoá trong sinh học, công nghệ. Một thế giới mà các công ty sở hữu công nghệ thông tin, các loại mạng xã hội, email, công cụ tìm kiếm…còn hiểu về bạn hơn chính bạn; nơi trí tuệ nhân tạo và những người sau nó thọc vào từng lát cắt nhỏ nhất và sâu kín nhất của mỗi người; nơi một giống loài “mới”, sinh ra từ những động thái ưu sinh, sẽ rất có thể thống trị thế giới thay chỗ cho Homo Sapiens và đối xử với phần còn lại của thế giới như cách Homo Sapiens đối xử với thiên nhiên và muôn loài như hiện nay. Một cuốn sách ngập tràn những thông tin thú vị về lịch sử, địa chính trị, sinh học, xã hội học, tâm lý học...

Tuy nhiên đọc xong lại thấy những gì được nói trong Chiến tranh mạng lưới thật đáng để suy nghĩ. 500 trang sách chốt lại chỉ bằng 1 vài câu được mã hoá ở gần cuối để cho thấy cả một xu hướng đang được vận hành như thế nào.

“Chiến tranh mạng lưới, như đã nói, diễn ra ở nơi nào có mạng lưới mà sự hiện diện của chúng, đến lượt mình, chỉ có thể trên nền của không gian thông tin. Đặc điểm của không gian thông tin là khả năng mở cửa việc sản xuất tự do, truyền tải và tiếp nhận thông tin trong bất kỳ số lượng nào với vận tốc tối đa. Trong những điều kiện đó, nhân tố quan trọng nhất là chất lượng thông tin. Được sản xuất trong những điều kiện hiện đại, khối lượng thông tin đã làm giảm giá trị chính nó, làm mệt mỏi tâm trí, khiến việc tiếp thu tất cả khối lượng thông tin được sản xuất ra hầu như là không thể. Hơn thế nữa, việc đánh giá thông tin, tư duy phê phán và sử dụng chúng càng không thể. Con người hiện đại chỉ có thể tiếp nhận các luồng thông tin một cách ngắt quãng, và việc lấy nó ra chỉ có thể là bằng cách tăng khối lượng luồng thông tin về đề tài “được cho”. Thế nhưng tất cả chúng lại là một môi trường lý tưởng để tiến hành các chiến dịch mạng lưới, bởi chúng còn được gọi là “chiến dịch trên cơ sở hiệu ứng” (EBO) có khả năgn thay đổi hiện thực.

Thông tin – đó hoàn toàn không phải là toàn bộ rác mà người ta nhận được từ các phương tiện truyền thông hay Internet. “Xả rác trên sông” được thực hiện một cách cố ý. Chính xác hơn, người ta cố tình tạo ra những điều kiện để luồng thông tin liên tục được tăng cường, khiến khả năng nắm bắt và suy nghĩ phản biện thông tin nhận được của mỗi cá nhân sẽ giảm. Tình trạng này được sử dụng để khiến người ta khó lòng tách được từ dòng thông tin chung một điều gì đó có giá trị. Mức độ giá trị trong trường hợp này được xác định bằng chính khả năng sử dụng thông tin nhận được. Trong môi trường ngập rác này người ta tiến hành các chiến dịch mạng lưới. Còn thông tin có ý nghĩa chiến lược thì được truyền đi qua các kênh… công khai. Ngay trên “sóng”, qua các thông báo, phát biểu chính thức, các bài báo, trên các phương tiện truyền thông lớn, một cách công khai trên Internet. Nhiệm vụ của giới đặc tình trong chiến tranh mạng lưới được truyền đi không bị mã hóa, mà trên kênh phổ cập rộng rãi. Ai cũng có thể nghe được chúng, nhưng tách ra từ luồng thông tin chung và giải mã đúng không phải ai cũng có thể.

Hoa Kỳ là nhà sản xuất lượng thông tin lớn, nhưng chỉ những ai có mã nhất định, một loại chìa khóa giải mã, mới có thể sử dụng nó đúng cách. Để xác định loại lưới chắn mà qua đó tổng lượng thông tin chảy qua và sàng lọc rác thông tin, trong học thuyết mới của chiến tranh người ta sử dụng khái niệm mã mạng. Đó chính là ma trận mà nhờ đó có thể phân lập thông tin, chia ra các luống, hệ thống hóa, tách ra phần giá trị, phân tích thông tin nhận được và sử dụng theo chức năng. Mã mạng – đó chính là lưới chắn giúp tách ra những thông tin giá trị từ toàn bộ rác còn lại, tung chúng đi tiếp trên mạng.”

Sách THẾ CHIẾN THỨ BA: CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI, NXB Trẻ 
Đọc tiếp tại : https://caphesach.wordpress.com/2018/10/22/dan-luan-vao-linh-vuc-hoc-thuyet-chien-tranh-moi-phan-xiii/

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật