A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Gộp Tết tây vào Tết ta hay Tết ta vào Tết tây, đều dở hơi như nhau.

Mọi đất nước, đúng hơn là mọi tộc người, mọi nền văn hoá đều có những ngày lễ tết.

Giống như quy luật âm dương, có vơi có đầy, có làm có nghỉ. Những khoảng lặng lễ tết làm người ta lấy lại sức lực thể chất, sức khoẻ tinh thần để có thể đi tiếp trên con đường đời dài dằng dặc.

Gộp Tết tây vào Tết ta hay Tết ta vào Tết tây, đều dở hơi như nhau.

Mọi đất nước, đúng hơn là mọi tộc người, mọi nền văn hoá đều có những ngày lễ tết.

Giống như quy luật âm dương, có vơi có đầy, có làm có nghỉ. Những khoảng lặng lễ tết làm người ta lấy lại sức lực thể chất, sức khoẻ tinh thần để có thể đi tiếp trên con đường đời dài dằng dặc.

Lễ tết còn được chọn dựa vào sự xoay chuyển của đất trời. Người Campuchia, Lào, Thái Lan ăn tết Phật vào tháng 4, người Do thái ăn tết Rosh Hashanah vào tháng 9-10 Dương lịch, người Hồi có tháng Ramadan, người công giáo thì có Noel và Tết tây, Đông Bắc Á có tết Âm lịch. 

Lễ Tết không phải chỉ là ngày nghỉ thông thường mà còn là một dịp kinh doanh quan trọng trong mọi nền văn hoá. Nó tạo thêm công ăn việc làm, từ việc cung cấp các sản vật ẩm thực cho đến trang trí nhà cửa, công sở, nơi chốn công cộng, dịch vụ giải trí, lưu trú, các hoạt động vui chơi tập thể. Nếu không có lễ tết người ta sẽ làm việc mãi mãi mà không ngừng nghỉ. Lễ Tết "buộc" người ta phải nghỉ ngơi. Ở hầu hết các nước, trong dịp lễ hầu hết các hoạt động kinh doanh ngoài các lĩnh vực kể trên đều ít nhiều bị ảnh hưởng, chậm lại hoặc ngừng hẳn. 

Ngoài ra, các dịp lễ tết đều có liên quan tới thời tiết, mọi hoạt động văn hoá đều có nguyên do của nó. Không thể bắt hoa đào nở vào tháng 12 dương lịch. Ngay bản thân các tôn giáo cũng phải theo điều này mà điều chỉnh. Ngày lễ tình yêu Valentine của Ki tô giáo cũng bắt nguồn từ các lễ hội mùa xuân cổ đại, tháng 2, mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở. Không lẽ lại làm ngày lễ tình yêu vào tháng mùa đông băng giá ?

Bản thân Lễ Tết chỉ là một công cụ vì thế nó không có lỗi.

Lỗi là ở cách người ta sử dụng nó.

 

Ở Việt Nam, nghỉ Tết Dương lịch chỉ có 2-3 ngày trên thực tế không dài hơn một kì nghỉ cuối tuần nên không có ảnh hưởng gì tới hoạt động kinh tế. Cùng lúc đó, trên 3/4 bán cầu này các doanh nghiệp đối tác cũng đang nghỉ ngơi thì lấy ai để giao thương mà chả nghỉ.

Tết Âm lịch, trên lý thuyết là 3 ngày, nếu có kéo dài đến 7 ngày thì cũng không phải là điều xấu. 

Cái xấu là những người lạm dụng nghỉ đến 2 tuần trước và 2 tuần sau ngày Tết. 

Cái xấu là những người tận dụng dịp này để tham ô, tham nhũng, nhũng nhiễu, đút lót.

Cái xấu là những người tận dụng dịp này để chặt chém.

Cái yếu là việc các nhà quản lý không tổ chức tốt việc di chuyển của người dân và hàng hoá trong dịp này.

Bỏ Tết Âm lịch không phải là giải pháp cho các vấn đề này.

Bỏ Tết Âm lịch không phải là qiải pháp cho việc năng suất lao động thấp kém, giao dịch kinh tế bị ngưng trệ.

Bỏ Tết Âm lịch càng không phải là giải pháp giải quyết tham ô, tham nhũng, băng hoại xã hội.

 

Hãy hạnh phúc vì mình có cả tết tây và tết ta.

Hãy hạnh phúc vì càng ngày càng có nhiều ngày nghỉ.

Hãy sử dụng những ngày nghỉ một cách hợp lý và biết điều.

Tây có cách sống của tây, ta có cách sống của ta. 

Văn hoá có vận động và biến đổi, nhưng hoà nhập mà hoà tan (sic, đành mượn hình ảnh này) thì chán chết. Ai cũng như ai, văn hoá nào cũng như văn hoá nào. Đồng phục tư tưởng, vui buồn, quan niệm thì chả hoá là người máy à ?

 

Ở Việt Nam, chúng ta đang rất hạnh phúc rồi đấy, chỉ có điều nhiều người không biết mà thôi. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan