A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

GẦN NHƯ KHÔNG LÀM GÌ MÀ BÁN GẦN NỬA TRIỆU ĐÔI GIÀY TRONG MỘT NĂM, ĐIỀU GÌ ĐÃ XẢY RA VỚI THƯƠNG HIỆU GIÀY HUSH PUPPIES?

Trước thời điểm cuối năm 1994 và đầu năm 1995, giày Hush-puppies – loại giày da mềm kiểu Mỹ cổ điển có lớp đế kếp nhẹ, gần như đã chết. Con số bán ra giảm xuống còn 30.000 đôi một năm và chỉ được tiêu thụ chủ yếu ở các đại lý vùng sâu vùng xa giữa các cửa hiệu gia đình ở những thị trấn nhỏ.

Nhưng kỳ tích đã xảy ra. Những đôi giày lỗi mốt lại có thể làm cuộc hồi sinh. Nhưng chính bản thân chủ tịch hãng là người đầu tiên phải thừa nhận, công ty của mình gần như không làm gì để đạt được điều đó.


Mùa thu năm 1995, mọi chuyện bắt đầu xảy ra rất nhanh. Nhà thiết kế nổi tiếng John Bartlett và Anna Sui – một nhà tạo mẫu có tiếng của Manhattan – đều mang những sản phẩm mang nhãn hiệu Hush Puppies xuất hiện trong buổi trình diễn của mình.

Sản phẩn Hush Puppies theo kiểu cổ điển bất ngờ trở thành mốt tại các câu lạc bộ và quán rượu trong khu thương mại Manhattan. Mọi người tìm đến các cửa hàng Ma&Pa – những gian hàng nhỏ vẫn còn bày bán giày Hush Puppies kiểu cổ điển – để mua bằng được.

Năm 1995, số giày Hush Puppies kiểu cổ điển bán được là 430.000 nghìn đôi. Doanh số tăng lên 4 lần trong năm tiếp theo. Thêm một lần nữa Hush Puppies lại chiếm chỗ trên giá giày của các thiếu nữ Mỹ. Năm 1996, Hush Puppies giành được giải thưởng cho phụ trang xuất sắc nhất trong buổi trao giải của Hội đồng các nhà thiết kế thời trang tại Lihncon Center.

Thời điểm đó, Hush Puppies đã trở thành thương hiệu giày được yêu thích nhất trên thế giới và được được tiêu thụ tại 120 quốc gia. Một vài nơi trên thế giới, cứ mỗi hai giây, một cặp giày Hush Puppies lại được bán ra.
Vậy điều gì đã xảy ra?

Hush Puppies đã vùng dậy thần kỳ không bởi một chiến dịch hữu ý nào, mà tác nhân chính là những cô nhóc, cậu nhóc ở East Village và ở Soho.

Dù có là ai, những đứa trẻ này không hề có chủ định quảng bá cho giày Hush Puppies. Chúng đi những đôi giày này đơn giản chỉ vì ngoài chúng ra chẳng có ai đi nữa. Sở thích trẻ con đó lan tới hai nhà thiết kế thời trang, và họ đã dùng những đôi giày này tạo bước đà cho mục tiêu khác – Thời trang cao cấp. Những đôi giày này là một cú chạm tình cờ. Không có ai cố gắng biến Hush Puppies trở thành trào lưu. Trong trường hợp này, hai nhà tạo mẫu đóng vai trò trend setter, sàn diễn thời trang đóng vai trò của "môi trường phát tán" "vi rút", đám trẻ trở thành trends adopter và tạo ra sự lan tỏa về ước mơ được trẻ trung, bụi bặm, phá cách và có gu. Giới truyền thông trở thành những dẫn thông tin tới đại chúng (tất hiên vào thời điểm này xã hội vẫn chưa phải là kênh truyền thông chính như thời điểm sau 2005). Những đôi giày Hush Puppies đã trở thành "vật đánh dấu" của những cộng đồng trẻ ưa lối sống phóng khoáng và dấu hiệu của những người thích trẻ trung, phá cách.

Hình thành ý tưởng -> cụ thể hóa nó bằng 1 hình ảnh - 1 sản phẩm -> đưa vào sử dụng trong giới trend setter -> đánh vào đối tượng KOLs và early trends adopter -> biến thành vật đánh dấu của mainstream adopter và đừng cố convert những người conservative vì họ thuộc về 1 thế giới khác. (những từ này khó dịch và chưa phổ dụng vì tớ đang dịch cuốn sách này, nên cứ đành để nguyên tiếng Anh vậy).

Lý thuyết là như vậy nhưng thực tế triển khai nhiều khi còn phải ''được cô thương" như cách nói phổ biến nhiều người kinh doanh hiện nay vì sự tiếp nhận giới trends setter à KOls trong mỗi xã hội vào các thời điểm khác nhau rất khác nhau. Trong nhiều trường hợp họ là những nhà tạo mẫu, văn nghệ sỹ, celebrities, giới LGBT, doanh nhân thành đạt, dân cổ cồn cao cấp, chính trị gia...

Khó là như vậy nhưng ít nhất bạn cũng biết phải hướng vào đâu rồi nếu muốn sản phẩm / dịch vụ của mình thành trends...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan