A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHUYỆN TƯỢNG LẠ ĐƯỢC ĐƯA VÀO CHÙA BÀ ĐÁ, CHE CẢ TƯỢNG PHẬT CỔ

Chùa Bà Đá được xây từ năm 1056 dưới đời Lý Thánh Tông. Chùa được dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa và là một trong những di tích có ý nghĩa lịch sử và văn hóa quan trọng của Hà Nội. Chính vì vậy, sự xuất hiện của một bức tượng không hề thuần Việt lại càng gây choáng cho nhiều người. Đi lễ chùa vào đêm Giao thừa vừa qua sau thời gian chùa tiến hành trùng tu họa sĩ Lê Thiết Cương nói khi nhìn thấy bức tượng ông đã sốc đến mức như bị cấm khẩu, bị điện giật.

\n

Tượng Phật lạ đột ngột xuất hiện giữa Thủ đô

\n\n

Cập nhật: 10:39 | 10/02/2014

\n\n

 - "Pho tượng lạ xuất hiện trong ngôi chùa cổ, chiếm vị trí của toàn bộ tượng có ở đây được hàng nghìn năm. Tôi không nghĩ lại có những người thiếu hiểu biết đến như thế", họa sĩ Quách Đông Phương.

\n\n

Sáng 8/2, phóng viên VietNamNet đã có mặt tại chùa Bà Đá trên phố Nhà thờ Hà Nội để kiểm chứng thông tin gây bức xúc nhiều người những ngày gần đây liên quan đến 'bức tượng lạ'. Đúng như mô tả, bức tượng Phật Dược sư lớn được đặt ở tiền đường, che khuất hệ thống tượng Phật cổ phía sau. 

\n\n

Ảnh chụp sáng 8/2

\n\n

Không phù hợp

\n\n

Chùa Bà Đá được xây từ năm 1056 dưới đời Lý Thánh Tông. Chùa được dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa và là một trong những di tích có ý nghĩa lịch sử và văn hóa quan trọng của Hà Nội. Chính vì vậy, sự xuất hiện của một bức tượng không thuần Việt lại càng gây choáng cho nhiều người. Đi lễ chùa vào đêm Giao thừa vừa qua sau thời gian chùa tiến hành trùng tu, họa sĩ Lê Thiết Cương nói khi nhìn thấy bức tượng ông đã sốc.

\n\n

"Chẳng thà nó ở chùa vùng xa, miền quê nào đó, còn đây là chùa mà hệ tượng Phật đã đầy đủ, cực kỳ đẹp và nguyên vẹn. Bản thân pho tượng đó không xấu nhưng khi đặt trong ngôi chùa này thì nó không hợp với tổng thể chung. Lịch sử Phật giáo Việt có hơn 2000 năm, đủ sức mạnh để sinh ra những bức tượng đẹp đủ cho 1 ngôi chùa, không cần phải đi cóp nhặt ở đâu về. Thêm nữa, không gian tâm linh và không gian kiến trúc chùa Việt đã ổn định như vậy rồi. Việc làm thêm 1 ban nữa ở ngay chính điện khi vừa bước vào sân làm phá vỡ toàn bộ không gian kiến trúc đó".

\n\n

Khi được hỏi về vấn đề này, GS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng với nhiều công trình về Phật giáo, đồ thờ và chùa chiền VN nói: "Những chùa đã được xếp hạng phải được pháp luật bảo hộ. Những chuyện bỏ ra hay đưa vào, bất kể 1 đồ thờ nào, cả tượng pháp đều phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý trực tiếp. Không chấp nhận những chùa của thủ đô đưa những thứ lạc loài vào. Bởi vì ngành văn hóa chủ trương khi đưa vào trong chùa tượng mới, đặc biệt những di tích được xếp hạng phải thông qua cơ quan quản lý, và chỉ đưa những gì di tích đó thiếu chứ không phải bày hết đồ của người công đức".

\n\n

Tôi thấy kinh ngạc

\n\n

Họa sĩ Quách Đông Phương, nhà sưu tập tượng Phật lâu năm tỏ ra kinh ngạc và bức xúc khi nhận được thông tin về sự xuất hiện của bức tượng lạ: "Tôi thấy kinh ngạc vì nó thể hiện thẩm mỹ tồi. Đây chính xác là một pho tượng có chất lượng thẩm mỹ kém. Nguy hiểm hơn khi nó lại chiếm vị trí lớn trong ngôi chùa cổ, chiếm lĩnh cả vị trí của toàn bộ bức tượng có ở đây được hàng nghìn năm. Tôi không nghĩ lại có những người thiếu hiểu biết đến như thế.

\n\n

Tôi nghĩ phải báo với cơ quan quản lý để có biện pháp xử lý nhanh vì chùa là nơi tâm linh của nhân dân trong nhiều thế kỷ nay chứ không phải của riêng ai mà có thể tùy tiện thay đổi. Chùa phải là nơi thể hiện sự gần gũi, để người dân tìm đến chốn bình yên. Chùa cần được trả lại đúng với nét văn hóa và thẩm mỹ, được trả lại đúng với ý nghĩa tâm linh của người dân trong nhiều thế kỷ".

\n\n

Họa sĩ Lê Thiết Cương cũng đồng tình và cho rằng trụ trì ở các chùa chỉ thay mặt người dân để trông coi chứ không có quyền quyết định số phận của ngôi chùa.

\n\n

Cơ quan quản lý không được báo cáo

\n\n

Chiều 8/2, VietNamNet đã liên hệ với Ban quản lý di tích & danh thắng Hà Nội và được biết chùa Bà Đá được xếp hạng di tích cấp thành phố. Theo quyết định 11 của UBND TP. Hà Nội về quản lý di tích thì chùa thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND Quận Hoàn Kiếm. Chúng tôi đã liên lạc với bà Phan Thị Tuyết Lan, trưởng phòng VH&TT quận Hoàn Kiếm và được biết phòng Văn hóa không hề được thông tin về sự xuất hiện của bức tượng lạ trên. Bà Lan cho biết sẽ báo cáo ngay với phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm phụ trách mảng này để xin ý kiến và có biện pháp xử lý.

\n\n

GS Trần Lâm Biền cho rằng với trường hợp trên thì bức tượng dứt khoát phải bỏ ra khỏi chùa Bà Đá. Tối 9/2, VietNamNet đã nhận được thông báo từ bà Phan Thị Tuyết Lan, trưởng phòng VH&TT quận Hoàn Kiếm. Bà cho hay ngay sau khi nhận điện thoại từ phóng viên, bà và lãnh đạo Quận đã đi thị sát tình hình tại chùa Bà Đá. 

\n\n

 

\n\n

Đại đức Thích Chiêu Tuệ, trưởng ban Hoằng Pháp, Giáo hội phật giáo Việt Nam, TP.Hà Nội, 1 trong những vị trông nom chùa Bà Đá: Tượng này theo mẫu của Đài Loan!

\n\n

"Đây là pho tượng Đức phật Dược Sư làm bằng nhựa composite. Tượng này thầy nhờ phật tử mua hộ đem từ TP.HCM ra. Thầy có thỉnh 2 pho, 1 pho để bày đàn tại chùa Bà Đá, 1 pho bày đàn tại chùa của thầy ở bên Sóc Sơn (chùa Vạn Phúc - pv). Ở đây, thầy bày đàn từ ngày 8-14 tháng giêng thì kết thúc, chiều ngày rằm thầy sẽ đem trở về bên Sóc Sơn. Tượng này không để cầu nguyện hàng ngày mà chỉ khi có đàn, có lễ cầu an mới đem ra, xong lại phủ khăn cất đi. 

\n\n

Bà Đá không phải là chùa do một một người trụ trì, là trụ sở của giáo hội nên có 1 ban quản trị tổ đình. Ban quản trị có 9 thầy, mỗi thầy trực ở chùa Bà Đá để phục vụ tín ngưỡng cũng như đèn nhang cúng Phật 1 tháng. Đến phiên của thầy trùng vào tháng Tết (16 tháng chạp đến 16 tháng giêng) nên trách nhiệm của thầy là phải cúng. Do vậy thầy bày đàn này theo tinh thần của phật giáo, đầu năm cầu quốc thái dân an, mùa màng bội thu. Tượng chỉ phù hợp khi bày đàn dược sư, khi kết thúc đàn thì rước về để ở thư viện. Trong bài trí tòa tam bảo của chùa không bao giờ có tượng Dược sư và tượng không phù hợp trong việc thiết trí thờ cúng trong tòa chính điện".

\n\n

Khi được hỏi: Một số người lập luận rằng hệ thống tượng của chùa Bà Đá đã quá hoàn chỉnh, không đến mức thiếu tượng mà phải thỉnh tượng mới để cầu an?

\n\n

Đại Đức Thích Chiêu Tuệ nói: "Họ lập luận như thế là đúng vì chùa của mình đã có hệ thống tượng rất cổ. Nhưng nếu nói đầy đủ thì chưa đúng. Ví dụ ở chùa Mía có hàng trăm pho tượng. Đây là tín ngưỡng và tín ngưỡng thì người ta thường xuyên tụng kinh Dược sư. Và pho tượng Dược sư này để đáp ứng nhu cầu cầu an,  tức là đức Phật chữa bệnh cho con người".

\n\n

Trước câu hỏi: Bà Đá là chùa cổ và có hệ thống tượng hoàn chỉnh và việc đưa tượng mới vào chùa để cầu an gặp phải phản ứng của nhiều người, vậy năm sau thầy có tiếp tục đưa tượng vào để lập đàn cúng?, Đại Đức Thích Chiêu Tuệ khẳng định đây là việc làm đáp ứng nhu cầu của bà con phật tử, phù hợp với giáo lý của phật giáo, nhất là trong kinh dược sư. Khi có đủ điều kiện sẽ tiếp tục thiết lập lại đàn tràng, còn làm ở đầu thì chưa biết.

\n\n

Hạnh Phương

\n\n

Từ khóa:

\n\n

http://m.vietnamnet.vn/vn/van-hoa/160666/tuong-phat-la-dot-ngot-xuat-hien-giua-thu-do.html

\n\n

 

\n\n

VĂN HOÁ

\n\n

 

\n\n

Tượng Phật 'lạ' rõ ràng là chuyện bất thường

\n\n

Cập nhật: 00:00 | 11/02/2014

\n\n

- "Nếu là do sự trụ trì đặt làm thì điều đó quá rõ ràng. Trong nhiều trường hợp là do phật tử mang đến. Điều cần thiết là các vị trụ trì cần được cung cấp các kiến thức cần thiết để nói KHÔNG với những cái không phù hợp".

\n\n

Pho tượng Đức phật Dược Sư làm bằng nhựa composite xuất hiện tại chùa Bà Đá dịp đầu năm 2014.

\n\n

Liên quan đến 'bức tượng lạ' mới xuất hiện tại chùa Bà Đá Hà Nội cùng những hiện tượng phản cảm ở các chùa chiền và lễ hội hiện nay, VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đình Thành, Tốt nghiệp thạc sỹ quản trị văn hóa tại đại học Paris Dauphine (Paris 9), Cộng Hòa Pháp. 

\n\n

Bày tiểu tượng phật bà cùng thuỷ thủ mặt trăng!?

\n\n

- Nhiều người sốc khi thấy ở ngôi chùa nghìn tuổi ở Hà Nội khởi lập từ thời Lý Thánh Tông xuất hiện một bức tượng rất mới chình ình trên 1 ban mới lập. Không phải là người có kiến thức rộng về tượng Phật cũng dễ nhận thấy bức tượng này không hề thuần Việt. Đáng tiếc là chuyện tượng Phật copy tứ tung, tượng mới xuất hiện nhan nhản ở các đền chùa hiện nay và người ta coi đó là đẹp. Anh thấy chuyện này có bất thường không? 

- Rõ ràng đây là chuyện bất thường nhưng đã xảy ra ở quá nhiều nơi, từ nhiều năm nay nên không còn gì lạ nữa. Tôi thậm chí đã thấy trên một hòn giả sơn ở một ngôi chùa đông đúc nội thành Hà Nội, người ta bày tiểu tượng phật bà cùng thuỷ thủ mặt trăng. Đây thực sự là một chuyện buồn. Đáng lẽ với biết bao năm tu tập, thậm chí nhiều vị sư còn có trình độ đại học phật giáo, họ đã có thể can thiệp để chuyện này không thể xảy ra. 

- Không chỉ có tượng Phật, nhiều đền chùa hiện nay xuất hiện tràn ngập sư tử đá Trung Quốc, người ta thờ, cúng mà không biết mình đang thờ, cúng những thứ ngoại lai, đi ngược đạo Phật tương tự như chuyện nhét tiền vào tay tượng Phật tại các chùa vẫn xuất hiện tràn lan vào mùa lễ hội. Những hiện tượng như vậy có phải xuất phát từ việc thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa mà ra?

Rõ ràng là sự phát triển của kinh tế, xã hội trong những thập kỷ qua không đồng nghĩa với việc nâng cao một cách tự nhiên hiểu biết của người dân, phật tử và của các nhà tu tập. Tôi nghĩ đã đến lúc Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng chính thức trên những kênh truyền thông lớn: ở bên ngoài, có tác động đến đông đảo phật tử, ở bên trong, tác động đến các vị chức sắc tôn giáo. Một bộ quy tắc chuẩn về trang trí, bài trí trong các nơi thờ cúng là điều cần thiết. Một tấm bảng ghi nội quy hành xử của khách thập phương trước cửa mỗi nơi thờ tự cũng là điều cần thiết. Tóm lại là cần có những nỗ lực truyền thông cụ thể, thiết thực và càng sớm càng tốt.

- Lịch sử Phật giáo Việt Nam có đến hơn 2000 năm với vô vàn bức tượng Phật đẹp, trong khi đó người ta lại đang chấp nhận thờ cúng những bức tượng mới ngoại lai, theo anh lỗi có phải do sư trụ trì thiếu hiểu biết hay còn yếu tố nào khác?

Nếu là do sự trụ trì đặt làm thì điều đó quá rõ ràng. Trong nhiều trường hợp là do phật tử mang đến. Điều cần thiết là các vị trụ trì cần được cung cấp các kiến thức cần thiết để nói KHÔNG với những cái không phù hợp.

\n\n

 

\n\n

Tượng La Hán chùa Bái Đính phải ôm tiền lẻ

\n\n

Có ba việc phải làm

\n\n

- Mỗi năm cứ đến dịp lễ hội, chuyện văn hóa lễ hội lại được nhắc đến nhiều với những hiện tượng phản cảm tại nhiều đền chùa như nhét tiền vào miệng sư tử đá, vào tay tượng Phật để 'hối lộ' thánh thần hay đốt vàng mã tràn lan, thậm chí bán cả thịt thú rừng ở nhiều nơi tôn nghiêm. Điều này có phải tất yếu của sự xuống cấp văn hóa cũng như ý thức? 

Truyền thông sẽ là giải pháp cho hiện tượng này. Người dân cần được nghe kiến thức chuẩn từ phía các chức sắc tôn giáo và các nhà nghiên cứu văn hoá.

\n\n

Chưa bao giờ tôi thấy có nhiều buổi nói chuyện, chương trình, phóng sự đề cập đến những kiến thức chuẩn kiểu này như Tết năm nay trên truyền hình.

\n\n

Điều này cần được nhân rộng trên nhiều cơ quan thông tấn uy tín khác cũng như từ chính các nhà tu hành và cần được ghi trên các bảng nội quy ở cửa mỗi công trình tôn giáo có liên quan. Văn hoá và ý thức của đám đông cần được kích thích điều chỉnh thông qua con đường tuyên truyền/giáo dục thông qua những người có uy tín và người có khả năng định hướng đám đông.

- Điều đáng nói là mỗi kỳ lễ hội, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã lên tiếng rất nhiều về những hiện tượng phản cảm tại nhiều đền chùa nhưng không mấy hiệu quả. Thêm nữa vai trò của các cơ quan quản lý văn hóa, quản lý lễ hội cũng không mấy phát huy. Còn nhớ năm ngoái, trong cuộc họp tồng kết quý I, Bộ Văn hóa đưa ra một con số 'giật mình' là đã phạt 2 triệu đồng sau quá trình kiểm tra 46 lễ hội tại 17 tỉnh thành cả nước trong mùa lễ hội 2013. Anh nghĩ gì về điều này?

Tôi vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông để giải quyết vấn đề này. Một phóng sự nêu đích danh vài nơi có vi phạm, đặt câu hỏi về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan công quyền nơi ấy, chắc chắn năm sau vi phạm ở nơi đó sẽ ít đi, chính quyền nơi ấy chắc chắn sẽ nỗ lực hơn. Song song với đó là các biện pháp tuyên truyền/giáo dục về những quy tắc ứng xử nơi thờ cúng, chỉ vài năm, mọi việc sẽ tốt hơn rất nhiều. Vấn đề là cần có văn bản, hướng dẫn cụ thể, có tính khả thi để các nơi chiểu theo thi hành. Cần có sự tham gia của các chuyên gia văn hoá, lịch sử, tôn giáo để đảm bảo văn bản được thấu đáo, tránh những cách hành xử phản cảm như đuổi ông đồ ở Văn Miếu Hà Nội tết Giáp Ngọ vừa qua.

\n\n

Ths. Nguyễn Đình Thành

- Từng theo học ngành quản trị văn hóa, anh có đề xuất biện pháp gì để giảm thiểu những hiện tượng phản cảm trong các lễ hội cũng như đền chùa hiện nay?

Tôi cho rằng có ba việc phải làm: 1. Tuyên truyền/giáo dục về các chân giá trị, cái đúng và cái sai. Các vị chức sắc ở tầm cao nhất cũng như các chuyên gia văn hoá cần tham gia vào việc này. Nếu được, cần sự tham gia của những người nổi tiếng là phật tử để hướng cộng đồng theo định hướng này. 2. Làm các biển hướng dẫn quy tắc ứng xử tại các nơi thờ cúng, địa điểm tâm linh. 3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam lập bộ quy tắc, hướng dẫn cách bài trí/trang trí dành cho các chức sắc tôn giáo để chuẩn hoá việc này.

\n\n

Hạnh Phương

\n\n

http://m.vietnamnet.vn/vn/van-hoa/160781/tuong-phat--la--ro-rang-la-chuyen-bat-thuong.html

\n\n

 

\n\n

Chệch chuẩn ở lễ hội

\n\n

 

\n\n

Cuối năm 2013, Bộ VH-TT-DL tổng kết mùa lễ hội. Bộ cho rằng lễ hội đã tốt hơn trước. Ở ta, nhà quản lý vẫn có kiểu nói là chúng ta đã cố gắng hết rồi và nó cũng đã tốt hơn. Nhưng không phải mọi chuyện đã tốt như thế.

\n\n

Đi vào cụ thể, lễ hội có cái tốt là một di sản văn hóa. Không có nó thì văn hóa dân tộc không biết tồn tại ra sao. Nhưng có những chuyện rất bức xúc như một loạt chen lấn cướp ấn đền Trần, hay chuyện mới nhất là chém chết người trong khi đi lễ chùa Hương. Rồi khấn thuê giá cao. Tranh giành nhau cướp lộc. Tổ chức chỉ cho cán bộ vào lễ trọng. Rồi chính cán bộ cũng tranh giành nhau lễ. Lộn xộn không phải mỗi dân mà quan cũng thế.

\n\n

Cách đi lễ lộn xộn như thế là đi lễ trong tâm thế lưu manh, đầu đường xó chợ. Với tâm thế đó họ sẵn sàng chặt chém, tìm mọi cách đạt mục tiêu của mình. Vì thế, đời sống tín ngưỡng đã ngấm màu vụ lợi.

\n\n

Tôi có nhận định chung là người Việt Nam sau nhiều năm chiến tranh, rồi lại thêm nhiều năm bài trừ mê tín dị đoan đã tạo nên sự đứt đoạn trên hai phương diện. Đứt đoạn thứ nhất là tâm thế đến với tín ngưỡng và lễ hội. Thứ hai, tri thức về tín ngưỡng và lễ hội cũng đứt đoạn. Cho nên bây giờ lễ hội của chúng ta loạn chuẩn. Người ta đi lễ không có tâm thế nghiêm chỉnh, hiểu biết lại lệch lạc. Nhà quản lý nhìn hiện tượng đó cũng không chính xác. Tín ngưỡng và lễ hội cần có chuẩn của nó.

\n\n

Năm vừa qua tôi có đề nghị Bộ VH-TT-DL muốn giải quyết triệt để chệch chuẩn lễ hội thì phải giải quyết hai vấn đề này. Nghĩa là giải quyết cả tâm thế lẫn hiểu biết. Ta phải đưa lại cho dân hai điều đó. Nếu làm ngay, làm đúng, làm cương quyết chúng ta cũng phải mất chục năm. Phải thông qua hệ thống giáo dục, qua truyền thông để người dân có được tri thức, ý thức về tín ngưỡng, lễ hội khác đi. Khi họ có ý thức, hiểu biết thì hành vi sẽ khác. Chứ người Việt Nam bây giờ cứ thấy chỗ nào có bát hương là lao đến xì xụp.

\n\n

Sự chệch chuẩn này chỉ báo một hiện trạng xã hội nghiêm trọng. Sự mê đắm tín ngưỡng chỉ báo về mất niềm tin của con người trong đời sống xã hội. Khi mất niềm tin, họ đến với lễ hội, tôn giáo để lấy lại. Nhưng rồi họ cũng không biết cách làm thế nào để lấy lại. Họ không còn tâm thế đúng mực, cũng chẳng còn biết cái mình cần lấy là gì. Tôi nghiên cứu đạo Mẫu tôi biết. Có đến 90% thanh đồng không hiểu về đạo của mình.

\n\n

Nhìn sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, ta thấy người dân họ đi lễ nghiêm trang và hiểu biết. Mình cũng phải tự biết xấu hổ. Vì thế, việc nối lại sự trao truyền văn hóa đã đứt phải làm ngay. Phải giải quyết tận gốc vấn đề tâm thế, hiểu biết như thế. Chứ với tôn giáo, lễ hội không thể đơn thuần đưa người ra dẹp đường mà được.

\n\n

GS Ngô Đức Thịnh
(Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia)

\n\n

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140207/chech-chuan-o-le-hoi.aspx
\n 

\n\n

 

\n\n

một note hay của anh Phạm Xuân Nguyên :

\n\n

 

\n\n

THAN ÔI, TRẨY HỘI VIẾNG CHÙA!

\n\n

Một tập tục có từ lâu đời của người dân Việt vào mùa Xuân là trẩy hội viếng chùa để hòa mình cùng cộng đồng vui hưởng không khí Xuân tươi.

\n\n

Người ta đến hội để xem và dự những đám rước lễ, những cuộc thi các trò dân gian, tưởng nhớ tiền nhân đã có công lao gây dựng quê hương xứ sở, tắm mình trong niềm tự hào, gây cho mình một nỗi phấn khích sống tốt hơn. Còn viếng chùa là để thanh sạch lại lòng mình, khuyên mình hướng thiện, hướng về nhân quần, bớt tham sân si, sống đời giản dị, an lành. Bao đời xưa, người trẩy hội lễ chùa không cốt cầu tiền tài lợi lộc.

\n\n

Một nén hương tỏa mùi thơm là đủ một cõi nhớ. Đâu cứ phải đốt thật nhiều khói hương nghi ngút, đốt thật nhiều vàng mã mới là tỏ lòng thành kính, nhớ thương. Vậy mà nay cái tục thắp hương thiêng liêng, trong sạch đang trở thành một cái tệ đốt vàng mã, đồ cúng phô trương, cốt là để cầu cho người sống phát tài phát lộc, cốt là để khoe của khoe giàu. Cố nhiên, mỗi người, mỗi nhà có quyền tự do cúng tế cho người đã khuất của nhà mình. Nhưng việc hương khói, thờ cúng là việc tâm linh, là việc làm từ cái tâm và cái tình, là sợi dây nối liền tình cảm, tinh thần, nó cốt ở hương hoa, không phải nặng về vật chất, không phải trần tục một cách phàm tục. “Vị tha” là tiếng nhà Phật hay dùng, dịch nghĩa đen hai chữ này là “vì người”, ta đi chùa cầu phúc cầu an là cầu cho cả chúng sinh đang cùng ta sống cuộc đời này, cõi trần gian này. Cúng dường cho chùa chiền tiền bạc tỉ mà ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh khổ đang diễn ra hằng ngày của những người sống quanh mình thì đó chưa chắc là vì Phật vì người.

\n\n

Vậy nên giờ đây cứ trông cảnh viếng chùa trẩy hội đầu xuân thấy thật buồn. Ở đó diễn ra những cảnh tượng chen chúc đặt lễ, cúng lễ với bao điều cầu khấn xin tài lộc, xin quyền chức. Ở đó diễn ra những cảnh gài tiền, đặt tiền vào bất cứ chỗ nào, khiến cho cánh tay Phật Bà Quan Âm cũng bị vướng vào tục lụy, một bức khảm, một pho tượng cũng đầy những đồng tiền dính vào. Ở đó diễn ra cảnh ăn uống chen chúc ồn ào hỗn tạp, những trò chơi rẻ tiền, phi văn hóa.

\n\n

Như vậy, chuyện trẩy hội viếng chùa đầu năm ở nước ta hiện nay là một sự báo động về văn hóa lễ hội, văn hóa tinh thần của người Việt. Nét đẹp truyền thống cứ bị biến chất và phai nhạt, thay vào đó là những hình thức giả lễ hội hoặc biến tướng lễ hội. Người làm hội và người dự hội nhiều phần không còn tâm thành cho những điều giản dị bình thường mà thiêng liêng tự chính lòng mình.

\n\n

Một câu hỏi nhức nhối là: Tình trạng ô nhiễm môi trường văn hóa tinh thần này diễn ra đã lâu, sao không chấm dứt được? Một lễ hội như chùa Hương năm nào cũng có cảnh dồn ép người trên thuyền, hét giá quá quy định, bán hàng bắt ép khách cùng nhiều tệ khác nữa, thử hỏi những biện pháp giải quyết đề ra lâu nay ở đâu? Hay ngày xuân để bị con người đổ vấy là cả năm chỉ có một dịp “làm ăn” vào tết nên phải “chặt chém” cho đã!

\n\n

Ai ơi đừng trẩy hội vào chùa đầu xuân nữa, kẻo tâm lại không an! Tôi kêu lên thế biết có thể không phải với những người đi chùa thành tâm thành ý, cốt thanh thản cõi lòng trong một khoảnh khắc giao hòa âm dương trời đất ngày xuân mới, nhưng thú thật lâu nay tôi tránh vào chùa các dịp lễ hội chen chúc đông người. Có khi đọc một cuốn truyện như Cõng nhau trong một cõi người (Hoàng Công Danh) còn thấy lòng mình thanh tịnh trong trẻo được hơn!

\n\n

PHẠM XUÂN NGUYÊN

\n\n

Hà Nội, mồng 9 Tết Giáp Ngọ - 2014

\n\n

 

\n\n

 

\n\n

“Có nhiều cách để phá di sản của người Việt”, ông Lê Thiết Cương nói. “Chiến tranh tàn phá. Thời gian cũng làm kết cấu gỗ của chùa chiền bị hỏng. Thiên tai. Gần đây, sau thời bao cấp, chúng ta khá lên rồi, vẫn có phá di sản. Dù có tâm tốt nhưng thay hết những cái cũ bằng cái mới hơn thì vẫn là phá. Còn bây giờ, có một kiểu phá di sản mới là bê tượng mới vào chùa, che hết tượng đẹp đi”. - Thanh Niên

\n\n

 

\n\n

Không Gian Đọc Nếu chiểu theo luật pháp hiện hành (luật di sản, pháp lệnh này khác áp dụng cho ngôi chùa được xếp hạng...) thì việc làm trên là chưa đúng. Nhưng việc thờ tượng Phật Dược sư (Đông Phương giáo chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai) theo kinh Dược Sư (Đại Thừa/Bắc Tông) thì không có gì bàn cãi.

\n\n

 

\n\n

Nói về truyền thống thờ tượng Phật Dược sư (cổ) thì miền Bắc không có hoặc ít xuất hiện (trừ chùa Hòe Nhai và có thể một số chùa khác tôi không biết, vì tượng Phật Dược Sư vốn không đại diện cho một tông phái nào, như: Tịnh Độ (thờ Tây Phương tam thánh) hay Thiền tông: thờ Văn Thù, Phổ Hiền (hai tượng này ở miền Bắc cũng không thờ nhiều, chỉ những chùa lớn mới thờ) hoặc Bồ Đề đạt ma; Mật Tông: Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, Quan Âm Chuẩn Đề.

\n\n

 

\n\n

Thực tế các chùa miền Bắc đều Thiền - Tịnh - Mật nên đều có gần như đủ các pho tượng trên (ở các chùa lớn, được vua chúa, hoàng thân quốc thích, quan lớn xây dựng, hưng công từ thời Mạc, Lê - Trịnh và đầu đời Nguyễn thì đầy đủ hơn; đấy là chưa kể tới tượng của các tôn giáo, tín ngưỡng khác, như: Tứ phủ, đạo Lão...).

\n\n

 

\n\n

Theo tôi biết thì tại miền Trung, cụ thể là tại Huế, cũng có những chùa cổ thờ, tuy không thờ nhiều. Tại một số chùa cổ ở miền Nam thì thờ tượng Dược Sư cũng tùy chùa, có chùa có (có thể 1 pho khá lớn hoặc 7 pho nhỏ bằng sứ, đá...), có chùa không. Một số chùa cổ, lớn ở miền Nam có tháp đèn Dược Sư (như chùa Vĩnh Tràng, Mĩ Tho, Tiền Giang hay chùa Phước Ân, Lấp Vò, Đồng Tháp, chùa Ngọc Phước, Lấp Vò, Đồng Tháp...) hoặc sau này có tháp (mỗi tầng có một tượng Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai) để trước chính điện, hơi giống tháp Cửu Phẩm Liên Hoa của Tịnh Độ Tông, với ý nghĩa cầu an đầu năm.

\n\n

 

\n\n

Như vậy, việc thờ tượng hay tháp đèn Phật Dược Sư của chùa Bắc Tông (Đại Thừa/Bắc truyền) ở Việt Nam ở cả ba miền là có (tuy tôi chưa rõ là được thờ từ khi nào, nhưng có thể tới chùa Hòe Nhai xem bức tượng Phật Dược Sư cổ kính được thờ trên Phật điện thì cũng thể đoán là được thờ từ hàng trăm năm nay). Và việc lập đàn Dược Sư cầu an, cầu sức khỏe đầu năm cũng là chuyện bình thường ở các chùa trong Nam, miền Trung, sau Tết.

\n\n

 

\n\n

Theo một người bạn tôi từ nhỏ ở trong chùa, hiện nay đã hoàn tục thì các chùa Bắc xưa sau Tết cũng lập đàn Dược Sư để cầu an, nhưng có thể do các cụ xưa không có điều kiện nên gần như không thỉnh tượng, bày tượng ở đàn, mà chỉ bày 49 ngọn nến, đèn (người ta gọi là đàn Dược Sư thất châu). Đàn thường được lập trước chính điện (tòa tam bảo).

\n\n

 

\n\n

Nếu nói đây là tượng ngoại lai, xa lại với không gian cổ kính của chùa cổ Việt thì cũng đúng. Nhưng nếu vậy thì phải đợi Giáo hội PGVN hay các nhà nghiên cứu, các nhà điêu khắc, mỹ thuật Việt Nam tạo bước tượng Phật Dược sư mang dáng dấp, tạo hình kiểu Việt Nam (cứ tạm cho là lấy mẫu pho tượng Phật Dược Sư cổ ở chùa Hòe Nhai) thì mới được bày tượng trên đàn tế hay vẫn chỉ bày đàn tế bằng tháp đèn, bảo tháp Dược Sư (mà thực tế thì hình như bảo tháp Dược Sư hiện nay mà các chùa miền Trung, miền Nam đang bày cũng...nhập ngoại?) hay dẹp, khỏi đàn tế?

\n\n

 

\n\n

Ngôi chùa cũng là một cơ thể sống chứ không phải viện bảo tàng. (Khi chúng ta thừa nhận các ngôi chùa cũng như các di tích lịch sử còn tồn tại ở nước ta hiện nay, đều chồng lấn nhiều lớp văn hóa các thời kỳ. Kiến trúc chùa thời Lý khác Trần, Hồ, khác Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn...và đương nhiên khác thời XHCN. Xây mới chùa hay công trình lịch sử, chúng ta hay quy định là phải mang bản sắc Việt Nam, với chùa miền Bắc được xây mới hiện nay thì mang bản sắc thời nào, thời Lê hay Mạc, Trịnh hay Nguyễn hay chùa thời XNCH thì kiến trúc phải khác, đâu có thể theo kiến trúc thời...phong kiến, có thể giống như các tòa cao ốc hiện nay, với nguyên vật liệu hiện đại??!. Nếu nói xưa các cụ chỉ dùng đá, đồng, gỗ quí, thậm chí ngọc, vàng, ngà...để tạc tượng Phật khăng khăng như ông giáo sư nào đó (thực tế là cả đất sét trộn với rơm, rạ, mật mía...) để chê bai chất liệu nhựa, thạch cao, xi măng cốt thép làm tượng Phật ngày nay thì chúng ta cứ tiếp tục khai thác rừng lấy gỗ quý?). Ngay như viện bảo tàng cũng thỉnh thoảng có trưng bày theo chuyên đề, sau đó lại dọn đi, trả lại không gian cũ.

\n\n

 

\n\n

Nếu muốn bảo tồn nguyên trạng không gian cổ, thuộc thời kỳ ấy (ví dụ chùa Bút Tháp, chùa Keo, chùa Thầy được xây dựng thời Lê Trịnh, chùa Thiên Mụ được xây dựng thời chúa Nguyễn, tu bổ thời các vua Nguyễn - thực ra thì sau này Thiên Mụ cũng được bổ sung nhiều công trình kiến trúc mà lúc đầu không có, như: tháp Phước Duyên xây đời vua Thiệu Trị...) mà tới nay tu bổ vẫn giữ cơ bản được nếp không gian thời kỳ xây dựng thì nhà nước nên đầu tư tiền và khoanh vùng lại, cấm triệt để tu sửa, bổ sung những gì không đúng với không gian thời kỳ xây dựng); còn nếu chùa nào, di tích nào cũng muốn ôm vậy thì e rằng, rất khó! . Việc quan trọng đúng như anh Thành nói là phải truyền thông, nâng cao kiến thức, hiểu biết về văn hóa dân tộc và những điều liên quan cho người dân, để dân làm, dân bảo vệ, dân kiểm tra! . Nhưng chắc cũng...cực kỳ khó!

\n\n

 

\n\n

Nếu xưa không có thì nay mình nên bổ sung, nếu phù hợp với kinh điển, tất nhiên nếu mình tự làm được hoặc theo mẫu của cha ông mình thì vẫn hơn, thay vì nhập khẩu nguyên xi, xa lạ với tâm thức của mình, cộng đồng mình. Mà muốn làm được điều này phải có những hệ thống, ban bệ, nhưng hình như không ai quan tâm.

\n\n

 

\n\n

Tại sao tượng Lý đẹp thế mà không ai (nói là ai, nhưng thực tế phải hỏi giáo hội PGVN rồi đủ thứ các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa họ ăn gì, làm gì mà không làm?) dựa vào đó, sáng tạo ra những pho tượng mới, to lớn tương xứng với không gian của chùa to, chùa lớn thời XNCH đang được xây dựng khắp nơi. Không ai quan tâm, không làm thì đương nhiên là đi nhập khẩu! Đó đâu chỉ là câu chuyện pho tượng Phật được nhập khẩu theo mẫu mã ngoại quốc này?!

\n\n

Về tượng Phật Dược Sư ở chùa Bắc xin xem thêm ở trang Phượt do anh ‪Chitto Bdh làm admin:

\n\n

"Pho tượng phật Dược Sư trên chính điện chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự - trong khi đó chùa này được coi là tổ đình của Thiền phái Lâm Tế - chú thích của Không gian đọc) ở Hà Nội. Vì chùa có pho tượng phật Dược Sư cổ, nên được coi là chùa thờ phật Dược Sư linh ứng, và các khóa kinh Dược Sư cũng thường được cử hành ở đây.

\n\n

Phật Dược Sư được nhắc đến nhiều, và có cả bộ kinh Dược Sư. Tuy vậy, tượng Dược Sư rất hiếm xuất hiện trên chính điện. Trong những nơi tôi đến, mới thấy duy nhất có 1 chùa có tượng Dược Sư trên bàn thờ chính, được xếp cùng với A Di Đà, Thích Ca.

\n\n

 

\n\n

Phật Dược Sư, hay Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Đại Y Vương Thiện Thệ Phật là vị phật Giáo chủ của cõi Đông phương Lưu Ly Tĩnh thổ, có vai trò giống như cõi Tây phương Cực Lạc Tịnh độ của phật A Di Đà, tuy vậy có lẽ ít nổi tiếng hơn phật A Di Đà.

\n\n

 

\n\n

Phật Dược Sư có hình tượng như một Thầy Thuốc, chữa bệnh không phải cho thể xác, mà cho tinh thần con người. Thuốc của phật Dược Sư là để chữa vô minh, tham sân si... Hai bên Phật Dược Sư có hai vị bồ tát là Nhật Quang Biến chiếu và Nguyệt Quang Biến chiếu bồ tát. Nhật Quang thể hiện sự cứu độ vào ban ngày, cũng là tượng trưng cho Căn bản trí; Nguyệt Quang cứu độ vào ban đêm, cũng là Hậu đắc trí. Hai vị thể hiện sự cứu độ mọi lúc mọi nơi của phật Dược Sư.

\n\n

 

\n\n

Bộ ba này vì thế gọi là Dược Sư tam tôn, Đông phương Tam thánh (tương ứng với Di Đà tam tôn là Tây phương Tam thánh, nhưng Di Đà tam tôn được biết đến nhiều hơn).":

\n\n

‪http://www.phuot.vn/.../1296-Ch%C3%B9a-%C4%91%E1.../page11

\n\n

 

\n\n

Thêm tí nữa là theo một số ảnh thì ở hang động Đôn Hoàng có tượng Nhật Quang bồ tát, Nguyệt Quang bồ tát và ở Nhật có tranh vẽ tượng Nhật Quang bồ tát, Nguyệt Quang bồ tát còn ở Việt Nam thì hình như không thờ hai vị bồ tát này?

\n\n

 

\n\n

Comment của @Thạch Phạm Xuân:

\n\n

Đọc cái này mới thấy quái. Điều quan trọng nhất không chỉ là sự lệch chuẩn mà cần phải xem xét lại tư cách của đội ngũ tăng lữ. Tôi thấy kì lạ cho cái logic "người dân cứ đến nhờ thầy cúng, chẳng lẽ không cúng?" của ông sư này. Vậy thì vai trò người chăm sóc đức tin, người dẫn dắt đức tin của ông ở đâu? thế có dân đến nhờ ông cho tổ chức mê tín dị đoan ông cũng ok sao? Ông là sư, phải dùng đạo đức của mình hướng dẫn dân đến cái đúng chứ sao lại nhờ gì ông cũng ok vậy? Cái chuyện pho tượng này, chưa nói đến nguồn gốc, giáo lí mà chỉ nói đến chuyện thẩm mỹ là đủ thấy nó tương phản đến mức phủ định hệ thống thẩm mỹ của những pho tượng vốn có của chùa. Đặt pho tượng vào đó, lên đó, đặt làm một pho tượng như thế, cho phép tôi nghi ngờ về thẩm mỹ quan của vị trụ trì này. Vậy thì cả mặt tâm linh lẫn mặt thẩm mỹ, ông có xứng đáng làm người đứng đầu, dẫn dắt Phật tử không? Đó là chưa nói đến việc về mặt pháp luật, việc đưa tượng lạ vào chùa như vậy là sai về luật. Không thể lấy cớ là di tích cần phải sống để bào chữa cho sự tuỳ tiện, muốn làm gì thì làm của vị trụ trì này. Tôi nói thẳng là có một tình trạng chuẩn mực kép rất lạ: một mặt, người ta thích được phong di tích cấp quốc gia, được phong tặng đủ thứ để tăng thêm uy tín, tiếng tăm của di tích nhưng khi được phong rồi lại không chịu sống theo luật quốc gia mà vẫn thích sống theo kiểu mình mình một chợ. Tất nhiên, hiện tượng này không phải cá biệt. Tôi kinh hoàng khi thấy người ta phóng chiếu một pho tượng tuyệt mĩ lên hàng chục lần rồi đặt lên núi thờ khi quên mất một điều rằng nguyên tắc quan trọng hàng đầu về thẩm mỹ là tỉ lệ. Tôi kinh hoàng khi thấy người ta khai hội chùa chiền lại có cả đón chứng nhận Guiness. Quái! Vậy thì cái gì mới là quan trọng? Có Guiness cho đức tin sao? Nói tóm lại. Tôi bi lắm. Cuối cùng thì nhà văn Hoàng đúng!

\n\n

 

\n


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan