Chiến tranh Syria – Chiến tranh hiện đại = Chiến tranh truyền thông
Một hình ảnh đắt còn có sức lan tỏa và truyền cảm hứng cao hơn cả trăm ngàn từ ngữ. Sự thảm khốc của chiến tranh Việt Nam đọng lại ở hình ảnh cô gái bị bỏng bom Napal, của cuộc hành quyết ngoài đường của Tướng Loan; sự đau đớn cùng cực của cuộc chiến Algeria đọng lại ở ánh mắt thất thần của người đàn bà. Cuộc chiến Việt Nam đã thay đổi cách các chính quyền đưa tin về cuộc chiến.
Chiến tranh Syria – Chiến tranh hiện đại = Chiến tranh truyền thông
Một hình ảnh đắt còn có sức lan tỏa và truyền cảm hứng cao hơn cả trăm ngàn từ ngữ. Sự thảm khốc của chiến tranh Việt Nam đọng lại ở hình ảnh cô gái bị bỏng bom Napal, của cuộc hành quyết ngoài đường của Tướng Loan; sự đau đớn cùng cực của cuộc chiến Algeria đọng lại ở ánh mắt thất thần của người đàn bà. Cuộc chiến Việt Nam đã thay đổi cách các chính quyền đưa tin về cuộc chiến. Các hình ảnh được kiểm duyệt ở mức tối đa. Chiến tranh I rắc chỉ còn là những cuộc tấn công ban đêm: những chiếc tên lửa phóng đi vùn vụt, màn hình xanh lòe nhấp nháy ánh lửa, tin tức về các cuộc tấn công “phẫu thuật” chính xác đến từng mét, có thể có nhà cửa đổ nát, vài vết máu chứ không bao giờ có dãy xác thường dân xếp dài dằng dặc, những mảnh xác người rơi vãi. Cái các chính quyền Phương Tây e ngại không phải là những bãi bom mìn hay sự phản kháng của quân đội đối phương mà là hàng nghìn, hàng vạn người biểu tình ngay tại thủ đô, là những cuộc xô xát với cảnh sát, là mất phiếu bầu của người dân.
Chính vì thế mà, dù muốn lắm, chính quyền Obama vẫn phải vận động đồng minh, vận động để có được sự ủng hộ của Liên hợp quốc, của lưỡng viện trước khi động binh. Hình ảnh xuất hiện trên khắp các phương tiện đại chúng trên toàn cầu là kịch bản tấn công Syria của Mỹ: những hàng không mẫu hạm hiện đại, phóng tên lửa vào các vị trí tử huyệt của Syria. Như trong một trò chơi. Không thấy máu và người chết. Rồi các tuyên bố của ngoại trưởng, của tổng thống về việc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học. Công chúng thì nửa tin nửa ngờ: họ đã bị xỏ mũi quá nhiều lần: chiến tranh Kosovo hóa ra là để chuyển hướng dư luận, cứu vớt cho tổng thống Clinton giữa vụ bê bối Monica Lewinski; chiến tranh Irắc dựa trên cáo buộc rằng nước này có vũ khí hủy diệt hàng loạt hóa ra là chiêu trò của tt Bush đệ nhị. (xem thêm note về chiêu wag the dog: http://nguyendinhthanh.com/1682/news-detail/500881/phim-pr-can-xem/note-2-9-pr-chinh-tri-xu-ly-khung-hoang-wag-the-dog.html)
Chính quyền Syria xem ra cũng không vừa. Đài truyền hình trên khắp thế giới đưa tin về việc các ngôi sao truyền hình, thể thao của Syria biểu tình nói rằng: chúng tôi sẽ trói mình ở các vị trí quân Mỹ tấn công để phản đối chiến tranh. Chính quyền Syria hiểu rằng đối phương sẽ không cho phép hình ảnh của những ngôi sao, những người dân thường bị giết chết trong các cuộc không tạc lan tràn trên thế giới. Trong trường hợp này, truyền thông lại tỏ ra là một vũ khí tự về và trì hoãn hiệu quả.
Chưa biết Mỹ có tấn công Syria thật không và việc này đem lại cái gì, nhưng xem ra chiến tranh hiện đại đã có thêm một chiến trường mới: chiến tranh hình ảnh. Chưa chắc nước Mỹ, cái nôi của PR truyền thông hiện đại đã chiến thắng.