A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THÀNH CÁT TƯ HÃN

Thành Cát Tư Hãn nhân vật lịch sử khủng khiếp theo mọi nghĩa. Một đứa trẻ sinh ra, chưa đầy 10 tuổi đã mất cha. Sau đó bị dòng tộc xua đuổi. Vật lộn với tử thần để lớn lên. Trải qua biết bao khó khăn để rồi tồn tại và đặt nền móng cho đế chế có diện tích nối liền lớn nhất trong lịch sử loài người. Đế chế Mông Cổ, một sự trớ trêu của lịch sử, bao dung nhất về mặt tôn giáo, văn hoá mà cũng khát máu, bạo liệt nhất. Câu chuyện hấp dẫn - (chỉ đọc thoáng được chứ không thể nhớ nổi những cái tên Hán Việt loằng ngoằng đến đau đầu) – về cậu bé Thiết Mộc Chân – mang tên của kẻ thù đã bị cha cậu giết trong ngày cậu được sinh ra. Cậu bé ấy đã bao lần được chở che để thoát khỏi những tình huống chết người để trở thành anh hùng xạ điêu sau là Đại Hãn của cả thảo nguyên Mông Cổ và sau đó là các vùng đất rộng lớn khác. Lúc thoát chết nhờ vào sự che chở của một cô gái nô lệ, lúc tự mình thoát khỏi lao tù và tội chết, lúc được người thân cận đánh lạc hướng địch quân (như Lê Lai cứu chúa trong sử Việt). Những trận đánh lớn nhỏ. Thành công, thất bại. Tình yêu, tình ruột thịt, tình kết nghĩa, sự liên minh, trung thành, phản bội, bao dung và nghiệt ngã, sự hội tụ và chia lý, những lúc quây quần và những khi cô đơn cùng cực, cuốn truyện 1000 trang dựng nên một bộ phim cuốn hút về thảo nguyên và thế giới thế kỷ 13.

Đặt sự bạo tàn của chiến tranh thời Trung Cổ sang một bên thì khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 yếu tố CON NGƯỜI (Politics), NGUỒN LỰC (Finance), TRI THỨC (Knowlegde) của Thiết Mộc Chân xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa dạy doanh nhân, lãnh đạo. Hiểu theo góc độ tồn tại thì với mỗi cá nhân: P là các bộ phận của con người, P giúp con người hình thành nên một hình hài với đầy đủ chức năng. F là hệ tuần hoàn máu của con người giúp vận chuyển các “nguồn lực” tới tất cả các nơi trong cơ thể con người, không có F con người sẽ chết. K là hệ thần kinh của con người giúp điều khiển các hoạt động, phản ứng và tư duy. Không có F con người sẽ chết lâm sàng hoặc chết. Để phát triển toàn diện người ta cần có đủ cả 3 nền tảng trên ở một dạng cân bằng động. Trong phát triển con người P là năng lực giao tiếp trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội. P có thể hiểu là Politics theo nghĩa đẹp nhất của từ này là CHÍNH TRỊ - MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI. F là năng lực: học vấn, khả năng làm việc, những nguồn lực khác như tài sản, gốc gác gia đình K: là tính cách và tri thức ở bên trong, nó cho nhìn thấy cái chất của một con người Với một đất nước P là chất lượng nguồn nhân lực, nhân tài của đất nước ấy F là nguồn lực tài chính, phi tài chính, thế lực của đất nước ấy K là chất lượng nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, trình độ phát triển công nghệ, cơ sở vật chất hạ tầng của đất nước. 

Ví dụ của Hàn Quốc. Từ một nước kém phát triển trước những năm 1970. Tận dụng các nguồn lợi sinh ra từ cuộc đối đầu Đông Tây, của chiến tranh lạnh, đất nước này đã tích luỹ được nguồn tài chính lớn (F), xây dựng được đội ngũ nhân công chất lượng cao (P) và học hỏi kinh nghiệm, công nghệ từ các nước tiên tiến hơn như Mỹ, Nhật Bản (K). Quá trình tích luỹ này đã giúp Hàn Quốc gia nhập câu lạc bộ những nước phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến nước này phải đi tìm một công thức thịnh vượng mới và họ đã chọn phát triển công nghiệp văn hoá. Hàng nghìn người Hàn Quốc đã được gửi ra nước ngoài học và đào tạo (K + P), nhà nước, các Chaebols đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistic, viễn thông, tài chính (F). Kết quả là từ những năm 2000 thế giới đã phải ngả mũ trước làn sóng các sản phẩm văn hoá Hàn Quốc mà thế giới gọi là Hallyu. Quay lại với trường hợp của Thành Cát Tư Hãn nhìn dưới lăng kính PFK: NGUỒN LỰC (Finance): Thiết Mộc Chân đã biết huy động mọi nguồn lực có thể để đạt được MỤC TIÊU THEO GIAI ĐOẠN của mình. Kết bằng hữu với Trát Mộc Hợp và nối lại liên kết với Vương Hãn bạn cũ của cha để chiến thắng kẻ thù. Gạt tư thù để huy động khối đại đoàn kết trong nội tộc. Nhìn xa trông rộng khi tích luỹ của cải, lương thực, phát triển chăn nuôi, trôngf trọt, buôn bán nhiều năm trước khi tiến hành chiến tranh. Sau này khi phát triển, Thành Cát Tư Hãn tự mình chia của cải cướp được. Chú trọng sự giao thương nội đế chế vượt trội với việc cấp phát giấy phép kinh doanh, giấy thông hành, tiền dùng được trên toàn đế chế. Pax Mongolica mà ông đặt nền móng rất gần giống với thế giới của các platform kinh tế hiện nay. Ông cho thấy sự quyết tâm quan trọng như thế nào trong thành bại cuộc đời: dẫu thất bại bao nhiêu lần, mất nhiều đến đâu, cũng không từ bỏ. CON NGƯỜI (Politics): Thiết Mộc Chân tạo được sức hút từ cách hành xử trọng tài năng để sau đó luôn có quanh mình người giỏi, bất kể tôn giáo, xuất thân của người đó thế nào. Có đại công thân lập quốc là thợ rèn, có người chỉ là nô lệ, thậm chí có người là nô lệ của kẻ thù. Người của Thiết Mộc Chân không chỉ giỏi mà còn trung thành. Có lúc đại bại, bị đồng minh phản bội, bên ông chỉ còn 19 người. Vậy mà sự lạc quan, lòng tin vào chiến thắng vẫn mãnh liệt và họ thậm chí chỉ có nước bùn mà uống, mà thề. Thế mà sau này lên nghiệp lớn. Đúng là quân quý hồ tinh, bất quý hồ đa. Tôn giáo và Đức tin vốn là vấn đề chia rẽ con người không chỉ trong thời hiện đại mà ngay từ khi các tôn giáo lần lượt xuất hiện. Thành Cát Tư Hãn cho tự do tôn giáo trong đế chế của mình. Nhiều trường hợp, ông chiếm được thành luỹ của đối phương bằng tâm lý chiến bằng cách viết thư bắn vào thành: nói rõ dân trong thành được giữ nguyên Đức tin của mình. TRI THỨC (Knowlegde): Tri thức được Thành Cát Tư Hãn đặc biệt coi trọng. Trong các cuộc đánh chiếm, những người trí thức và thợ thủ công được giữ lại. Từ đó quân Mông Cổ đã liên tục cải tiến vũ khí công thành và ngay cả đồ dùng hàng ngày. Thành Cát Tư Hãn còn biết dùng quân sư là những trí thức của các vương triều bại vong để thu phục nhân tâm, khắc phục điểm yếu tri thức cai trị của các sắc dân thảo nguyên. Ông còn nhờ người trí thức của 1 vùng đất chiếm được sáng tạo ra chữ viết cho người Mông Cổ và dùng trong cả đế chế. Khi chiếm được 1 vùng đất, ông cử người thân tín ở lại học ngôn ngữ và tri thức của vùng đất ấy để cai trị. “Which doesn’t kill you make you stronger” câu nói ấy thực sự đúng với nhân vật lịch sử khủng khiếp này. 

Một cuốn rất nên đọc thêm để thấy tầm vóc kinh tế của Thành Cát Tư Hãn: “Từ Tơ lụa đến Silicon” https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10155409754247954&set=a.10153295909837954.1073741888.705137953&type=3&theater Thành Cát Tư Hãn và sự hình thành thế giới hiện đại: http://tramdoc.vn/tin-tuc/thanh-cat-tu-han-va-su-hinh-thanh-the-gioi-hien-dai-nWZwoW.html


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan