A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

VIỆT NAM CÓ TRUYỀN THỐNG KINH DOANH KHÔNG

Truyền thống của giới doanh nhân Việt Nam đã có tự bao giờ và như thế nào ? Tại sao Việt Nam không có những nhà đại tư sản? Để tồn tại trong dòng chảy ác nghiệt của lịch sử, dân tộc Việt đã chọn văn hóa làng làm thành lũy tự bảo vệ, điều này có tác động như thế nào đến sự phát triển của nghề kinh doanh ở Việt Nam? Nhà sử học Dương Trung Quốc tìm cách trả lời trong bài tham luận của mình. Ông cho rằng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc là hai đặc điểm nổi trội của người Việt; các thông tin không đủ để cho thấy dân tộc ta có một truyền thống kinh doanh nổi trội. Để tồn tại, người Việt đã phải chọn gìn giữ và phát triển văn hóa làng xã; điều này giúp người Việt không bị đồng hóa, không bị thôn tính. Trong khi triều đình thì cởi mở hơn và dễ chịu ảnh hưởng của phương Bắc, văn hóa làng xã thì tĩnh hơn, bền hơn. Chính văn hóa làng xã với phương thức tự cung tự cấp đã càng làm cho yếu tố trọng nông ức thương trở nên sâu đậm và cản trở việc hình thành những đại doanh nhân, không có những gia đình kinh doanh lớn truyền được nhiều thế hệ; ngoài ra  chính sách quân điền, mấy năm lại chia ruộng một lần tránh tập trung đất đai cũng không cho phép phát triển một nền sản xuất lớn. Mô hình làng xã tồn tại và suy thoái vào thời kì cận đại khi phương thức kinh doanh và tổ chức sản xuất bị thay đổi bởi chính quyền thuộc địa. Vào thời kì này ta có những doanh nhân lớn, làm được nhiều điều cho gia đình, đất nước và xã hội như Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi , Nguyễn Sơn Hà, Trương Văn Bền (trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của cụ Lương Văn Can trong việc cổ xúy người Việt làm giàu, trau dồi kiến thức và kinh doanh). Tiếc thay những sai lầm sau 1945 và sau này là các đợt cải tạo XHCN đã không cho phép phát triển một truyền thống kinh doanh của người Việt. Ông nói: Trong lịch sử, ở nước ta có thể có những đại tộc truyền trao những chức phẩm trong quan trường hay trong lĩnh vực học vấn, nhưng chưa có các đại gia được truyền từ đời này sang đời khác trên lĩnh vực hoạt động kinh tế . Đặc trưng đó bắt nguồn từ những đặc thù của lịch sử dân tộc Việt Nam.

“Kiếm được một đồng, các con hãy giữ lại 7 hào cho gia đình và 3 hào để làm từ thiện” đó là những lời dặn dò trong gia đình đại doanh nhân Trịnh Văn Bô. Đây có thể nói là bằng chứng của việc doanh nhân Việt theo cách hiểu hiện đại (nhà công thương theo cách gọi của Hồ Chí Minh) thể hiện trách nhiệm xã hội (CSR) của mình đầu thế kỷ 20 và thậm chí có thể lùi xa hơn trong lịch sử Việt Nam. Đây cũng chính là những lời mà cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (cũng là 1 Doanh nhân )- vợ Doanh nhân Trịnh Văn Bô, nay đã 100 tuổi phát biểu và được nhiệt liệt hoan nghênh trong buổi tọa đàm: Vai trò gia đình doanh nhân VN trong phát triển kinh tế và hội nhập sáng 10/9/2013 tại VCCI.

Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VCCI thì đưa ra phân tích về thế hệ doanh nhân xưa rồi thế hệ doanh nhân sau mở cửa. Các gia đình kinh doanh thành công đến đời thứ ba hiện ở Việt Nam còn quá ít (ông có nhắc đến tập đoàn DOJI với việc cả ông, bố và cháu cùng kinh doanh); các mô hình kinh doanh đến thế hệ thứ hai cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Diễn giả đến từ Singapore thì nêu ra những ưu điểm của mô hình kinh doanh gia đình (lợi nhuận + tình yêu + lòng tin của người tiêu dùng vì người kinh doanh thế hệ 1-2 thường rất gắn bó với ngành nghề kinh doanh của mình) và những khó khăn của nó (thế hệ 1, thế hệ 2 không muốn thay đổi phương thức, ngành nghề kinh doanh, quản lý và thu hút nhân tài ra sao để vươn ra thế giới (Hyundai, Samsung, P&G,...),...Ông kết thúc bài phát biểu bằng câu hỏi: liệu các doanh nghiệp Việt Nam có biết chuyển mình kịp thời để phát triển và mua lại các công ty, bằng sáng chế trên thế giới (như Hàn Quốc, Trung Quốc đang làm khắp nơi trên thế giới?) hay sẽ chịu để các nhà đầu tư nước ngoài mua đứt công ty mình?

Một buổi sáng khá thú vị và nhiều điều đáng suy nghĩ về truyền thống kinh doanh của người Việt, thái độ với kinh doanh cũng như chỗ đứng (có không?) của các doanh nghiệp Việt (cả tư nhân lẫn nhà nước) trên thị trường khu vực và thế giới.

NDT

PS: Hiếm khi cảm thấy hạnh phúc khi chụp ảnh như sáng nay được chụp với cụ bà Doanh nhân Hoàng Thị Minh Hồ - vợ Doanh nhân Trịnh Văn Bô, một chứng nhân của lịch sử Việt Nam thế kỷ 20. Gia đình cụ đã hiến 5.147 lượng vàng cho chính phủ. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang của các cụ được dùng làm nơi làm việc của các lãnh đạo Việt Minh nơi Hồ Chí Minh từng tiếp đã các sĩ quan OSS cũng như viết hoàn chỉnh bản Tuyên ngôn Độc lập. Cụ bảo: các cụ trong gia đình tôi nói, đàn ông thì làm nhà nho, phụ nữ thì kinh doanh giúp cho các ông phát triển. Cụ vẫn minh mẫn lắm. Phát biểu trong cuộc tọa đàm, cụ bảo: tôi là doanh nhân của thế kỷ 20, đã đưa hết tài năng của mình để kinh doanh với mục đích trước hết là phục vụ gia đình, sau là xã hội. Các doanh nhân thế kỷ 21 hãy ra sức cống hiến để làm giàu cho gia đình cũng như xã hội, để kinh tế Việt Nam có thể sánh vai với các nước trên thế giới. Thật đáng suy nghĩ.

http://nguyendinhthanh.com/1682/news-detail/751506/khong-biet-xep-vao-dau/viet-nam-co-truyen-thong-kinh-doanh-khong-.html

 

 

Việt Nam có truyền thống kinh doanh không? Truyền thống của giới doanh nhân Việt Nam đã có tự bao giờ và như thế nào ? Tại sao Việt Nam không có những nhà đại tư sản? Để tồn tại trong dòng chảy ác nghiệt của lịch sử, dân tộc Việt đã chọn văn hóa làng làm thành lũy tự bảo vệ, điều này có tác động như thế nào đến sự phát triển của nghề kinh doanh ở Việt Nam? Nhà sử học Dương Trung Quốc tìm cách trả lời trong bài tham luận của mình. Ông cho rằng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc là hai đặc điểm nổi trội của người Việt; các thông tin không đủ để cho thấy dân tộc ta có một truyền thống kinh doanh nổi trội. Để tồn tại, người Việt đã phải chọn gìn giữ và phát triển văn hóa làng xã; điều này giúp người Việt không bị đồng hóa, không bị thôn tính. Trong khi triều đình thì cởi mở hơn và dễ chịu ảnh hưởng của phương Bắc, văn hóa làng xã thì tĩnh hơn, bền hơn. Chính văn hóa làng xã với phương thức tự cung tự cấp đã càng làm cho yếu tố trọng nông ức thương trở nên sâu đậm và cản trở việc hình thành những đại doanh nhân, không có những gia đình kinh doanh lớn truyền được nhiều thế hệ; ngoài ra chính sách quân điền, mấy năm lại chia ruộng một lần tránh tập trung đất đai cũng không cho phép phát triển một nền sản xuất lớn. Mô hình làng xã tồn tại và suy thoái vào thời kì cận đại khi phương thức kinh doanh và tổ chức sản xuất bị thay đổi bởi chính quyền thuộc địa. Vào thời kì này ta có những doanh nhân lớn, làm được nhiều điều cho gia đình, đất nước và xã hội như Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi , Nguyễn Sơn Hà, Trương Văn Bền (trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của cụ Lương Văn Can trong việc cổ xúy người Việt làm giàu, trau dồi kiến thức và kinh doanh). Tiếc thay những sai lầm sau 1945 và sau này là các đợt cải tạo XHCN đã không cho phép phát triển một truyền thống kinh doanh của người Việt. Ông nói: Trong lịch sử, ở nước ta có thể có những đại tộc truyền trao những chức phẩm trong quan trường hay trong lĩnh vực học vấn, nhưng chưa có các đại gia được truyền từ đời này sang đời khác trên lĩnh vực hoạt động kinh tế . Đặc trưng đó bắt nguồn từ những đặc thù của lịch sử dân tộc Việt Nam. “Kiếm được một đồng, các con hãy giữ lại 7 hào cho gia đình và 3 hào để làm từ thiện” đó là những lời dặn dò trong gia đình đại doanh nhân Trịnh Văn Bô. Đây có thể nói là bằng chứng của việc doanh nhân Việt theo cách hiểu hiện đại (nhà công thương theo cách gọi của Hồ Chí Minh) thể hiện trách nhiệm xã hội (CSR) của mình đầu thế kỷ 20 và thậm chí có thể lùi xa hơn trong lịch sử Việt Nam. Đây cũng chính là những lời mà cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (cũng là 1 Doanh nhân )- vợ Doanh nhân Trịnh Văn Bô, nay đã 100 tuổi phát biểu và được nhiệt liệt hoan nghênh trong buổi tọa đàm: Vai trò gia đình doanh nhân VN trong phát triển kinh tế và hội nhập sáng 10/9/2013 tại VCCI. Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VCCI thì đưa ra phân tích về thế hệ doanh nhân xưa rồi thế hệ doanh nhân sau mở cửa. Các gia đình kinh doanh thành công đến đời thứ ba hiện ở Việt Nam còn quá ít (ông có nhắc đến tập đoàn DOJI với việc cả ông, bố và cháu cùng kinh doanh); các mô hình kinh doanh đến thế hệ thứ hai cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Diễn giả đến từ Singapore thì nêu ra những ưu điểm của mô hình kinh doanh gia đình (lợi nhuận + tình yêu + lòng tin của người tiêu dùng vì người kinh doanh thế hệ 1-2 thường rất gắn bó với ngành nghề kinh doanh của mình) và những khó khăn của nó (thế hệ 1, thế hệ 2 không muốn thay đổi phương thức, ngành nghề kinh doanh, quản lý và thu hút nhân tài ra sao để vươn ra thế giới (Hyundai, Samsung, P&G,...),...Ông kết thúc bài phát biểu bằng câu hỏi: liệu các doanh nghiệp Việt Nam có biết chuyển mình kịp thời để phát triển và mua lại các công ty, bằng sáng chế trên thế giới (như Hàn Quốc, Trung Quốc đang làm khắp nơi trên thế giới?) hay sẽ chịu để các nhà đầu tư nước ngoài mua đứt công ty mình? Một buổi sáng khá thú vị và nhiều điều đáng suy nghĩ về truyền thống kinh doanh của người Việt, thái độ với kinh doanh cũng như chỗ đứng (có không?) của các doanh nghiệp Việt (cả tư nhân lẫn nhà nước) trên thị trường khu vực và thế giới. NDT PS: Hiếm khi cảm thấy hạnh phúc khi chụp ảnh như sáng nay được chụp với cụ bà Doanh nhân Hoàng Thị Minh Hồ - vợ Doanh nhân Trịnh Văn Bô, một chứng nhân của lịch sử Việt Nam thế kỷ 20. Gia đình cụ đã hiến 5.147 lượng vàng cho chính phủ. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang của các cụ được dùng làm nơi làm việc của các lãnh đạo Việt Minh nơi Hồ Chí Minh từng tiếp đã các sĩ quan OSS cũng như viết hoàn chỉnh bản Tuyên ngôn Độc lập. Cụ bảo: các cụ trong gia đình tôi nói, đàn ông thì làm nhà nho, phụ nữ thì kinh doanh giúp cho các ông phát triển. Cụ vẫn minh mẫn lắm. Phát biểu trong cuộc tọa đàm, cụ bảo: tôi là doanh nhân của thế kỷ 20, đã đưa hết tài năng của mình để kinh doanh với mục đích trước hết là phục vụ gia đình, sau là xã hội. Các doanh nhân thế kỷ 21 hãy ra sức cống hiến để làm giàu cho gia đình cũng như xã hội, để kinh tế Việt Nam có thể sánh vai với các nước trên thế giới. Thật đáng suy nghĩ. http://nguyendinhthanh.com/1682/news-detail/751506/khong-biet-xep-vao-dau/viet-nam-co-truyen-thong-kinh-doanh-khong-.html

Bài trên Diễn Đàn Doanh Nghiệp:

http://dddn.com.vn/doanh-nhan/vai-tro-gia-dinh-doanh-nhan-vn-trong-phat-trien-kinh-te-va-hoi-nhap-20130909102051249.htm

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật