A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THỰC CHẤT CỦA NGÀY LỄ VALENTINE

 

 

Tài năng truyền thông của các vị làm tôn giáo: tạo ra câu chuyện, tạo ra hình ảnh, biến nó thành hành động cụ thể, vật chất hoá nó qua các sản phẩm, tạo ra nhu cầu mới và làm thoả mãn nhu cầu ấy – nhất là khi đó là một nhu cầu không bao giờ cũ, liên quan tới các đối tượng từ 13 đến 93 tuổi, đồng thời xoá bỏ các mối liên hệ với các phong tục có thể ngược với quyền lợi hay giáo lý của mình. PR với Marketing cứ gọi là chạy dài theo các cụ này.

Vốn là ngày lễ mừng mùa xuân đến, được người La Mã tổ chức hàng năm vào ngày 15/2 trước khi Thiên chúa giáo trở nên phổ biến. Đây là nghi lễ cầu mong mùa màng sinh sôi, tôn vinh văn hoá phồn thực được tổ chức tại thành Roma. Có ba phần chính: 

\n\n

 

\n\n

\n\n

phần 1: Hiến tế dê, cừu và một con chó trong động thiêng nơi được cho là 2 anh em sáng lập thành Romes được chó sói cái cho bú. Chủ tế đặt lưỡi dao lên đầu các thanh niên.

\n\n

 

\n\n

phần 2:  Nam nữ thanh niên tán tỉnh nhau và có thể đi từ A đến Z (giống trò bắt trạch trong chum nhà ta  - đi từ Ô đến S, đoạn sau giống hội làng La)

\n\n

 

\n\n

phần 3 : Đại tiệc tưng  bừng. Và các cô gái ghi tên mình trên mảnh giấy bỏ vào vò, các chàng trai trẻ bốc thăm được ai thì cô gái theo người ấy suốt đêm tiệc, nhiều đôi thành vợ thành chồng sau đêm này (không bắt buộc).

\n\n

 

\n\n

Năm 498, Giáo Hoàng chống việc tổ chức lễ này và sau đó câu chuyện của Thánh Valentine xuất hiện (một tuyệt phẩm về story telling). Ngày lễ tình yêu được tiến lên ngày 14/2 hàng năm.

\n\n

 

\n\n

Đến thời Trung cổ thì ngày này mới chính thức phổ biến như ngày lễ của những đôi yêu nhau.

\n\n

 

\n\n

Qua đây mới thấy tài năng truyền thông của các vị làm tôn giáo: tạo ra câu chuyện, tạo ra hình ảnh, biến nó thành hành động cụ thể, vật chất hoá nó qua các sản phẩm, tạo ra nhu cầu mới và làm thoả mãn nhu cầu ấy – nhất là khi đó là một nhu cầu không bao giờ cũ, liên quan tới các đối tượng từ 13 đến 93 tuổi, ồng thời xoá bỏ các mối liên hệ với các phong tục có thể ngược với quyền lợi hay giáo lý của mình. PR với Marketing cứ gọi là chạy dài theo các cụ này.

\n\n

 

\n\n

Tại Việt Nam thì chả biết ngày này nhảy vào từ bao giờ mãi đến năm thứ ba mình mới biết có cái gọi là Valentine, tức là cuối thế kỷ 20. Có người gọi là Ngày lễ tình yêu, có người gọi là lễ tình nhân. (Sáng nay điện thoại báo: Hãy gửi lời yêu thương tới tình nhân của bạn. Vợ/Chồng đọc được cái này có mà đổ mấy chục giàn thiên lý. Vớ vẩn! )

\n\n

 

\n\n

Một campaign đỉnh cao nhân dịp này:
\nhttp://www.youtube.com/watch?v=x9Yq-ASSc78

\n\n

 

\n\n

Các bác đọc thêm ở đây (tiếng Anh)

\n\n

http://en.wikipedia.org/wiki/Lupercalia

\n\n

http://www.cogwriter.com/valentine.htm

\n\n

 

\n\n

(bằng tiếng Pháp)

\n\n

http://lantredelafenoire.blogspot.com/2013/02/des-lupercales-la-saint-valentin.html

\n\n

http://lewebpedagogique.com/bsentier/depuis-quand-fete-ton-la-saint-valentin/

\n\n

 

\n\n

 

\n\n

 

\n


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan