A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÍ KÍP GIỮ LỬA TRONG DOANH NGHIỆP BẰNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ

Hãy làm truyền thông nội bộ bằng cách biến mình thành tổng biên tập của một toà soạn báo đa phương tiện, cung cấp cho độc giả những thứ họ cần và thích thú.

Chương trình do các bạn cựu học viên lớp văn hoá doanh nghiệp 01 của Elite PR School với sự hỗ trợ của The Olympia Schools. 

Truyền thông, đúng với cái tên của nó là làm sao truyền cho thông, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài bởi trong nhà có tỏ thì ngoài ngõ mới tường. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp lại chưa nhận thức được tầm quan trọng của truyền thông nội bộ, chưa biết cách làm truyền thông nội bộ sao cho hiệu quả, không nhàm chán lại vừa tối ưu hoá chi phí.

“Truyền thông nội bộ thường nhàm chán là do bạn đã không thực sự coi cán bộ nhân viên như những khách hàng nội bộ thực sự. Khách hàng có bao giờ chú ý đến cái mà họ không cần? Chính bạn có bao giờ mua một tờ báo hay xem một chương trình truyền hình nếu nó chán ngắt về nội dung và khô cứng về hình ảnh?”, ông Thành đặt vấn đề.

Lời khuyên của vị chuyên gia này là người làm truyền thông nội bộ hãy biến mình thành tổng biên tập của một toà soạn báo đa phương tiện, sử dụng hết các kênh có thể từ báo hình, báo tiếng, báo mạng, báo in, đến các sự kiện.

 

Hiểu mình, hiểu người để có nội dung hữu ích.

Lãnh đạo một startup từng đối mặt với khủng hoảng truyền thông khá lớn vào năm 2017 nhưng không một nhân sự nào nghỉ việc, CEO trung tâm tiếng Anh Elight Phan Kiều Trang cho rằng cần nhìn nhận các đối tượng khác nhau khi xem xét nhu cầu tiếp nhận thông tin của những nhân sự hiện tại.

Cụ thể, chị Trang chỉ ra ba nhóm nhân sự trong một công ty. Nhóm thứ nhất là những người lãnh đạo, quản lý chủ yếu quan tâm đến chiến lược, tầm nhìn, định hướng của doanh nghiệp. 

Nhóm thứ hai là những nhân sự đã có thâm niên lâu năm sẽ quan tâm nhiều đến lương thưởng, chính sách và các quyền lợi khác. 

Nhóm thứ ba là những người trẻ, mới ra trường còn khá hăng say làm việc và học hỏi thường rất chú trọng vào câu chuyện sẽ làm việc với ai, sếp có giỏi hay không, sẽ học hỏi được những gì và lộ trình phát triển ra sao.

Có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác truyền thông nội bộ, chị Lê Hoàng Phương Liên từng là trưởng ban truyền thông của Tập đoàn Tân Á Đại Thành cho rằng tuỳ vào đối tượng cần truyền đạt thông tin để lựa chọn kênh phù hợp.

Chẳng hạn, lãnh đạo cấp cao hay quản lý cấp trung vừa là những người cần tiếp nhận thông tin và đồng thời là một kênh truyền thông tin, truyền lửa rất hiệu quả. Ngoài công cụ, ứng dụng thì phải gặp mặt trực tiếp thông qua các cuộc họp dưới nhiều hình thức để họ nói lên quan điểm, tuy nhiên cần xem xét về lượng thông tin cũng như tần suất vì họ là những người rất bận rộn.

Với đối tượng nhân viên văn phòng, chị Liên kể lại đã từng có một hành động rất táo bạo là dán chữ ngược trong nhà vệ sinh với nội dung “Hôm nay bạn đã sáng tạo được gì mới chưa?”. Sau khi tò mò và cố gắng đọc bằng được dòng chữ này, nhiều người đã chụp ảnh, đưa lên facebook với những dòng trạng thái rất vui nhộn và hưởng ứng: “Ôi, hôm nay nhìn thấy cái này của Liên mà sàn nhà bẩn hết cả rồi Liên có biết không?”.

Chị Lê Hoàng Phương Liên, nguyên trưởng ban truyền thông của Tập đoàn Tân Á Đại Thành

Đối với nhân viên là lao động phổ thông thì lồng ghép truyền thông tin vào các buổi họp với trưởng ca. Cần lưu ý, vào thời điểm làm việc họ sẽ phải tập trung, khó quan sát xung quanh nên phát thanh sẽ là một kênh rất hiệu quả. Kênh này cũng nên áp dụng vào giờ ăn, giải lao. Tất nhiên, những bảng biển đầy màu sắc cũng không thể bỏ qua, nếu doanh nghiệp có kinh phí thì có thể đầu tư thêm màn hình LCD hay màn hình LED.

Ngoài ra, chị Liên kể lại đã từng đồng hành trên hành trình của những nhân sự thường xuyên phải di chuyển ngoài đường như lái xe, bán hàng, tiếp thị…để chứng kiến, nghe lại và thu âm những câu chuyện thú vị, ý nghĩa của họ, coi đó là những chất liệu rất tốt để làm truyền thông.

Để có thể làm truyền thông nội bộ tốt, tiếp cận tới nhiều đối tượng nhân sự nhất theo cách đặc biệt và hiệu quả nhất, chị Liên cho rằng người làm truyền thông không thể chỉ ngồi ở bàn giấy mà phải đồng hành cùng nhân viên, phải hiểu thật rõ toàn bộ công ty, công việc cụ thể của từng vị trí.

“Phải đi thực tế, đi xuống kho để xem những lúc nóng 40 độ thì công nhân trong kho sẽ cần gì chứ không phải ngồi trong phòng máy lạnh và phán đoán chắc họ sẽ cần cái này, cái kia. Rồi những người thường xuyên làm việc với màn hình máy tính sẽ cần gì, thuốc nhỏ mắt ư? Người làm truyền thông nội bộ phải đi sâu, phải đặt mình vào đối tượng”, chị Liên nhìn nhận.

Kẻ tung, người hứng

Chị Liên cho rằng làm truyền thông nói chung và truyền thông nội bộ nói riêng thì không thể làm một mình. Ngân sách hạn hẹp của nhiều công ty, đặc biệt là startup chưa cho phép thuê được khoảng một đội 10 người làm truyền thông nội bộ, có những công ty chỉ có đúng một người phụ trách cả quan hệ công chúng và truyền thông nội bộ, có chăng thì chỉ có thêm một vài thực tập sinh.

 

Bài đầy đủ tại đây: 

https://m.theleader.vn/bi-kip-giu-lua-trong-doanh-nghiep-bang-truyen-thong-noi-bo-1564449189590.htm


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan