A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

LIKE VÀ SHARE CÓ MÀU VÀ MÙI GÌ?

LIKE và SHARE không chỉ có màu xanh mà còn có thể đen và đỏ, không chỉ là hạnh phúc, tình yêu, sự bao dung, tinh thần trách nhiệm mà còn cả sự lừa dối, vô cảm và thậm chí cả mùi máu. Quay trở lại với cỗ xe của thần Helios và quyền năng mới của mạng xã hội: sau những sự việc đáng tiếc xảy ra với các doanh nghiệp dưới đây, hy vọng mỗi người sẽ ý thức hơn trong mỗi like-share của mình vì rất có thể đó cũng là cái kéo cỗ xe Helios của một facebooker nào đó hay của chính chúng ta xuống sát mặt đất và thiêu đốt muôn loài.

\n


\nThần thoại Hy lạp có câu chuyện về Phaeton con của thần Helios đòi vua cha cho đánh cỗ xe mặt trời mà hàng ngày cha chàng vẫn đánh đi chiếu sáng khắp thế gian. Vì đã trót hứa với con, Helios cho con đánh xe một hôm. Nhưng chàng trai trẻ không thể điều khiển được bầy tuấn mã kéo chiếc xe lửa và kết quả là xe chạy lung tung khắp bầu trời, sát tận mặt đất. Cỏ cây héo úa, muông thú chết cháy, nước sông suối khô cạn. Thần Zeus buộc phải tung sét đánh chết  Phaeton để cứu thế gian. Câu chuyện thần thoại – ngụ ngôn về việc ai đó có khả năng làm chủ được quyền lực mà mình có hay không vẫn còn mãi.

\n\n

 

\n\n

Thế giới tháng 5 năm 2013, vương quốc của thần Zuckerberg lúc nhúc với 982 triệu thần dân (http://www.checkfacebook.com/). Giờ đây với khả năng vô hạn về tung thông tin, hình ảnh, video, kiểm chứng hay không được kiểm chứng được tung ra từ bất cứ nơi nào trên thế giới, bất cứ thời điểm nào. Facebook nói riêng và nhiều mạng xã hội khác nói chung đã trở thành một công cụ có hiệu quả khủng khiếp khi tích hợp điểm nhanh và liên tục của báo mạng, sự hấp dẫn trong hình ảnh và âm thanh của báo hình, báo viết và hơn cả là khả năng lôi kéo công chúng, thuyết phục cao của worth of mouth. Các facebooker, blogger giờ đây đã có quyền lực không thua kém báo chí. Các marketer – pr practicer đã phải thừa  nhận mạng xã hội là một kênh worth of mouth mới. Theo thống kê của Nielsen Trust on Advertising Q3 2011, 92% người tiêu dùng tin vào lời recommendation của bạn hoặc người quen; 70% tin vào các review trên mạng từ người tiêu dùng.

\n\n

Biết bao vụ bê bối đã được phanh phui nhờ vào sức mạnh của mạng xã hội: khủng hoảng của BP Deepwater đã thực sự bùng nổ khi mạng xã hội phát hiện những bức ảnh bị chỉnh sửa, cũng qua mạng xã hội tố cáo KIT KAT của Nestlé mua sản phẩm đầu vào của các công ty phá rừng trái phép, và Nestlé đã phải tuyên bố thay đổi... Như vậy nhiều người trên mạng xã hội đã được trao hoặc tự sắm cho mình một cỗ xe mang lại hạnh phúc cũng như có quyền năng sinh sát như cỗ xe của thần mặt trời –cái vẫn thường được trao cho các nhà báo – quyền lực thứ tư. Vấn đề là ở chỗ nếu như một nhà báo phát ngôn sai, anh ta/chị ta có khả năng bị ‘‘điều chỉnh’’ hoặc ‘‘trả giá’’ cho bài viết của mình. 

\n\n

Thế nhưng một facebooker, blogger thì gần như không có khả năng nào bị truy cứu. Không phải ai cũng có một khả năng nhận định sắc bén, không phải ai cũng sẵn sàng chịu trách nhiệm, không phải ai cũng có một cái tâm sáng. Không thể phủ nhận vai trò phản biện xã hội của mạng xã hội nhưng cũng không ai có thể trả lời được câu hỏi: vậy điều gì sẽ xảy ra khi thông tin trên mạng xã hội là sai?

\n\n

Ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi thông tin sai lệch ấy vô tình được báo chí đưa tin một cách vô tư vì nghĩ rằng mình đang làm việc nghĩa?

\n\n

Điều gì sẽ xảy ra khi các review bị mua hoặc bị ảnh hưởng (một trong các technic phổ biến để ảnh hưởng tới dư luận và quyết định của người mua là : astroturfing – mua thông tin ủng hộ ngầm)?

\n\n

 

\n\n

Một hệ lụy khác của quyền lực tự phát là : trái với hình ảnh thường gặp là một bên là người tiêu dùng nhỏ bé và một bên (được cho là) là các công ty hùng mạnh với hiểu biết pháp luật, quan hệ báo chí mạnh. Đặc biệt nếu chủ đề được nêu ra mang tính nhậy cảm như: sức khỏe, sinh mạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ngược đãi, bạo hành phụ nữ, trẻ em, người già. Tâm lý chung của đám đông muốn ‘’kẻ mạnh’’ – thường sẽ là ‘’kẻ sai’’ phải ‘’trả giá’’ mà thường xem nhẹ việc ai là người có lý. Cuộc ném đá tập thể thường diễn ra chóng vánh và khi sự thật hiển lộ - nếu kẻ bị coi là kẻ mạnh giờ là nạn nhân thì cũng không ai chú ý đến nữa (Tâm lý học đám đông – Gustave Le Bon – NXB Tri Thức, 2008 - tr 75, 78, 84, 184, 240). Hãy hỏi những công ty như Mạnh Cầm (sữa dê Danlait), bình nước Tân Á, Công ty TNHH Cơ khí ô tô Phạm Gia, Highland cà phê, Phở 24, các gia đình làm mắm tôm, sản xuất rượu thủ công hay thậm chí các thương hiệu lớn như TH True Milk, Vinamilk, các công ty sản xuất và phối bỉm trẻ em,...để hiểu hơn cảm giác cay đắng và bất lực như thế nào...

\n\n

LIKE và SHARE không chỉ có màu xanh mà còn có thể đen và đỏ, không chỉ là hạnh phúc, tình yêu, sự bao dung, tinh thần trách nhiệm mà còn cả sự lừa dối, vô cảm và thậm chí cả mùi máu. Quay trở lại với cỗ xe của thần Helios và quyền năng mới của mạng xã hội: sau những sự việc đáng tiếc xảy ra với các doanh nghiệp dưới đây, hy vọng mỗi người sẽ ý thức hơn trong mỗi like-share của mình vì rất có thể đó cũng là cái kéo cỗ xe Helios của một facebooker nào đó hay của chính chúng ta xuống sát mặt đất và thiêu đốt muôn loài.

\n\n

 

\n\n

Kinh Talmud của Do Thái cũng có câu (Sabbath 31: 1):  "Cái gì mà mình không thích thì đừng có làm cho người khác" (What you do not like, don’t do it to the neighbor). Một trong những điều giảng dạy của Giêsu gọi là "Luật Vàng" (Golden Rule), Luke 6: 31: "Hãy làm cho người khác điều các con muốn người ta làm cho mình".  Đức Khổng Tử cũng nói: "Những điều mà mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng có làm cho người khác" (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân).  

\n\n

 

\n\n

Đây có lẽ chính là ‘‘luật giao thông’’ và bộ quy tắc ứng xử trên biển facebook thế kỷ 21 nhỉ?

\n\n

 

\n\n

Đọc thêm:

\n\n

 

\n\n

Nguyên lý Damocles hay nguy cơ khủng hoảng thường trực của doanh nghiệp: Thời Hy Lạp Cổ đại, có một nhà buôn tên là Damocles có quan hệ rất mật thiết với nhà vua Denys xứ Syracuse. Damocles khẩn khoản xin có dịp thử được ngồi lên ngai vàng một ngày để hưởng vinh hoa phú quý và quyền lực trong tay. Denys đồng ý và Damocles được ngồi lên ngai vàng. Giữa ngày, Damocles ngẩng đầu lên và lạnh người nhìn thấy trên đầu mình lơ lửng một thanh kiếm được treo bằng một sợi lông đuôi ngựa. Đó chính là nguy cơ mà Vua Denys phải đối đầu hàng ngày để tự răn mình về sự nguy hiểm của quyền lực và vị trí xã hội ông ta có. Tôi muốn dùng hình ảnh của nhà vua Denys để so sánh với vị trí của các chủ doanh nghiệp hoặc người phụ trách PR-Marketing của doanh nghiệp. Nguy cơ khủng hoảng truyền thông (hình ảnh) chính là thanh gươm treo lơ lửng trên sợi lông đuôi ngựa đó.

\n\n

 

\n\n

http://nguyendinhthanh.com/1682/news-detail/437126/bai-viet/ban-ve-xu-ly-khung-hoang-truyen-thong-tai-viet-nam.html

\n\n

 

\n\n

Phóng sự điều tra về các vụ doanh nghiệp chết oan: Danlait Mạnh Cầm, Công ty TNHH Cơ khí ô tô Phạm Gia

\n\n

 http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/2013/5/317431/

\n\n

 

\n\n

Technic đánh lạc hướng dư luận, mua ảnh hưởng ngầm: http://en.wikipedia.org/wiki/Astroturfing

\n\n

 

\n\n

HN 12/5/2013 NĐT

\n


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan