A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHÍNH SÁCH TRUYỀN THÔNG CỦA ĐẢNG CÔNG NHÂN QUỐC GIA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỨC TỪ THỜI CỘNG HÒA WEIMAR ĐẾN CHUNG KẾT ĐẾ CHẾ III.

Phần 1: Bối cảnh và vai trò của truyền thông trong thắng lợi của đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức dưới nền Cộng hòa Weimar. - Bùi Kim Đĩnh
\nNgay từ năm 1895 Le Bon đã định nghĩa và cảnh báo về sự lạm dụng lý tưởng Xã hội chủ nghĩa trongcuốn „Tâm lý học của Chủ nghĩa xã hội“ như sau: „Chủ nghĩa xã hội bao gồm một tổng thể của những niềm tin, khát vọng và lý tưởng tái thiết, những điều khuấy động tư duy con người. Đó là điều mà các chính phủ lo sợ, các nhà lập pháp nhào nặn, các quốc gia trông chờ ở đó bình minh của những tươi lai tươi sáng hơn“[1]. Tiếc thay, con người chỉ nhận thức được chân lý khi hiện thực đã trở thành lịch sử.

\n

\n

Chính sách truyền thông của đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức từ thời cộng hòa Weimar đến chung kết Đế chế III.

\n\n

 

\n

\n\n

 

\n\n

Tác giả: Bùi Kim Đĩnh là nghiên cứu sinh tại Đức

\n\n

\n

Phần 1: Bối cảnh và vai trò của truyền thông trong thắng lợi của đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức dưới nền Cộng hòa Weimar.
\n 

\n\n

Ngay từ năm 1895 Le Bon đã định nghĩa và cảnh báo về sự lạm dụng lý tưởng Xã hội chủ nghĩa trongcuốn „Tâm lý học của Chủ nghĩa xã hội“ như sau: „Chủ nghĩa xã hội bao gồm một tổng thể của những niềm tin, khát vọng và lý tưởng tái thiết, những điều khuấy động tư duy con người. Đó là điều mà các chính phủ lo sợ, các nhà lập pháp nhào nặn, các quốc gia trông chờ ở đó bình minh của những tươi lai tươi sáng hơn“[1]. Tiếc thay, con người chỉ nhận thức được chân lý khi hiện thực đã trở thành lịch sử.

\n\n

 

\n\n

Trào lưu Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX. Từ năm 1864 các phong trào công nhân và công đoàn diễn ra sôi nổi ở vài nước châu Âu. Cùng thời gian đó Chủ nghĩa xã hội dân chủ cũng phát triển cùng với sự ra đời của đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD). Năm 1900 thành lập đảng Lao động Anh. Mười bảy năm sau, cách mạng tháng Mười nga thắng lợi đánh dấu sự ra đời nhà nước Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

\n\n

 

\n\n

Sau Thế chiến I, ở trung tâm châu Âu, nước Đức đang phải vật lộn với thời kỳ hậu chiến. Thất bại, theo hiệp ước Versailler, nước Đức phải trả 132 tỉ Mark bằng vàng cho phe đồng minh. Món nợ này vẫn được tiếp tục thanh toán cho đến năm 2010.[2] Trong bối cảnh đó, nhà nước cộng hòa Weimar được thành lập. Đó là mô hình nhà nước dân chủ non trẻ đầu tiên thành lập trên nền quân chủ Đức. Nhà nước này ra đời vào đúng thời điểm lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu mà trong đó, nước Đức cũng không phải là ngoại lệ. Năm 1932 con số thất nghiệp ở Đức lên tới sáu triệu người. Bối cảnh này là tiền đề thuận lợi cho những biến chuyển bất mãn của đám đông.[3]

\n
\nTrong bầu không khí xã hội u ám, khoa học công nghệ Đức lại phát triển vượt bậc: công nghệ phát thanh mới, phim màu, phim có tiếng và kỹ thuật ghi đĩa đã dần trở nên phổ biến. Tuy vẫn có những hạn chế, kiểm duyệt và cấm đoán đối với văn hóa truyền thông dưới thời Cộng hòa Weimar, nhưng toàn xã hội say sưa với công nghệ truyền thông mới ở hầu hết mọi lĩnh vực. Văn hóa tuyên truyền phát triển không giới hạn trong lĩnh vực chính trị, văn hóa thương mại và quảng cáo phát triển phong phú trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa giải trí cũng phát triển đa dạng trong lĩnh vực của mình. Nổi bật là các ấn phẩm áp-phích quảng cáo theo trường phái nghệ thuật biểu hiện, táo bạo và rất chuyên nghiệp. Có thể nói đó là cuộc cách mạng áp-phích có hiệu quả tác động lớn tới công chúng. Lợi thế này được áp dụng triệt để trong công tác tuyên truyền dưới Đế chế III.\n\n

 

\n\n

Chiến dịch quảng cáo bằng áp-phích của đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức rất tinh vi và tập trung. Các chủ đề được khái quát hóa chuyên nghiệp, các chiến lược tâm lý khôn khéo hướng tới các đối tượng trong xã hội. Trong chiến dịch bầu cử, chiến lược áp phích luôn thay đổi và thích ứng với điều kiện xã hội và chính trị đương thời. Nếu như năm 1924 chỉ có chừng ba mẫu áp-phích thì trong những năm 1928-30 đã có chừng 30 mẫu áp-phích tập trung vào các đề tài như Việc làm, Bánh mỳ, Tự do, Tự hào dân tộc, Hy vọng mới cho nước Đức và xoáy vào chủ đề Bài Do thái. Các chủ đề này hoàn toàn thích hợp với tình trạng thất nghiệp và gánh nặng của món nợ chiến tranh của nước Đức sau Thế chiến I thời cộng hòa Weimar. Đến năm 1930 các chủ đề quảng cáo còn tập trung tác động đến các đối tượng Binh lính, các Bà mẹ, những người Đức nghèo đói và phụ nữ - là đối tượng lần đầu  tiên có vai trò quan trọng trong xã hội.[4]

\n\n

 

\n\n

Bên cạnh đó, nghệ thuật diễn thuyết trước đám đông với tư cách là phương tiện truyền thông cổ đại cũng được đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa áp dụng và đào tạo rất chuyên nghiệp từ những năm 1920. Nếu như vào năm 1930 đã có 1200 diễn giả chuyên nghiệp trong mạng lưới thì đến năm 1932 con số này đã lên tới 10.000. Phương tiện truyền thông này trở nên rất hiệu quả trong những buổi diễn thuyết của đảng trên toàn nước Đức.[5] Bài phát biểu về Toàn diện hóa chiến tranh của Tiến sĩ Goebbel năm 1943 ở Quảng trường thể thao Berlin là ví dụ hoàn hảo nhất về nghệ thuật diễn thuyết của đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa. [6]

\n\n

 

\n\n

Ngoài ra, báo chí thời này viết về các loại đề tài mà dư luận quan tâm. Hàng ngày, nền báo chí cần những câu chuyện đáp ứng được những nhu cầu của công chúng để có thể rao bán trên vỉa hè. Trong thời gian bầu cử Hitler, số lượng báo chí lên tới trên hai mươi triệu ấn bản với 4275 tiêu đề, trong đó hơn ba nghìn chủ đề được nhắc tới trên sáu lần trong tuần. Trong tương quan với một trăm nghìn nhật báo với hai mươi sáu tiêu đề thì số lượng ấn bản tăng đột biến. Do đó, báo chí đã vô tình đóng vai trò lớn trong sự thắng cử của Hitler. [7]

\n\n

 

\nĐiều kiện chính trị, kinh tế và xã hội cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ kết hợp với những chiến lược tranh cử khôn khéo đã giúp cho đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa chiếm được số ghế nhất định trong quốc hội của nhà nước Weimar. Từ chỗ hầu như là một đảng tiểu tốt vô danh trên chính trường Đức, năm 1928, đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa chiếm 2,6 % phiếu bầu trong quốc hội và đến năm 1932, số phiếu bầu đã lên tới 40%. Năm 1933, đảng đã giành thắnglợi tuyệt đối trong cuộc bầu cử quốc hội với 43,9% số phiếu bầu [8], mở ra một chương đen tối trong lịch sử nước Đức nói riêng và lịch sử nhân loại nói chung.
\n
\nhttps://www.facebook.com/notes/bùi-kim-đĩnh/ch%C3%ADnh-sách-truyền-thông-của-đảng-công-nhân-quốc-gia-xã-hội-chủ-nghĩa-đức-từ-thời/10151635589921217\n
\n
\n
\n
\n

[1]Gustav Le Bon, 1895. The Psychology of Socialism. Batoche Books. Kichener 2001, tr.5

\n
\n\n\n\n
\n

[3] Theo Lịch sử nước Đức: http://www.deutschegeschichten.de/zeitraum/index.asp?KategorieID=1002

\n\n
\n

[4] Theo Lưu trữ áp-phích tranh cử: Wahlplakate-Archiv http://www.wahlplakate-archiv.de

\n
\n\n
\n

[5] Theo Werner Faulstich: Lịch sử truyền thông của thế kỷ 20. NXB Wilhelm Fink, München 2012, tr.150 và tiếp. 

\n\n

[6] http://www.youtube.com/watch?v=jimW_8gRnVk

\n
\n\n\n
\n
\n
\n
\n\n
Hỡi nhân dân, hãy vùng lên !\nnăm 1930Hỡi nhân dân, hãy vùng lên ! năm 1930Chúng tôi, những phụ nữ Xã hội chủ nghĩa dân tộc !\nnăm 1932Chúng tôi, những phụ nữ Xã hội chủ nghĩa dân tộc ! năm 1932Hãy tham gia vào Đại hội đảng quốc gia xã hội chủ nghĩa.\nNăm 1930Hãy tham gia vào Đại hội đảng quốc gia xã hội chủ nghĩa. Năm 1930Hy vọng cuối cùng của chúng ta: Hitler.\nNăm 1932Hy vọng cuối cùng của chúng ta: Hitler. Năm 1932Công nhân là vầng trán, là nắm đấm - hãy bầu cho chủ nghĩa xã hội Hitler !\nNăm 1932Công nhân là vầng trán, là nắm đấm - hãy bầu cho chủ nghĩa xã hội Hitler ! Năm 1932Bọn Do thái là sự bất hạnh của chúng ta ! Năm 1932Bọn Do thái là sự bất hạnh của chúng ta ! Năm 1932Lao động, tự do và bánh mỳ !\nHãy bầu cho Quốc gia Xã hội chủ nghĩa ! Năm 1928Lao động, tự do và bánh mỳ ! Hãy bầu cho Quốc gia Xã hội chủ nghĩa ! Năm 1928
\n\n

\n
\n
\n 
\n

\n


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan