CHÍNH SÁCH TRUYỀN THÔNG CỦA ĐẢNG CÔNG NHÂN QUỐC GIA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐỨC TỪ THỜI CỘNG HÒA WEIMAR ĐẾN CHUNG KẾT ĐẾ CHẾ III. - BÙI KIM ĐĨNH - PHẦN 2
Sau khi đắc cử, Hitler và chính đảng ngay lập tức thiết lập chế độ độc tài không chỉ về phương diện chính trị mà còn trong cả lĩnh vực báo chí và xuất bản. Tất cả các tờ báo trên toàn nước Đức bị kiểm soát một cách hệ thống. Ngay từ năm 1934, một phần tư đầu báo đã biến mất, giảm 18,7 triệu ấn bản. Ngoài ra, đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức cũng cho xóa sổ tất cả các tờ báo của các đảng phái khác, đồng thời, nghiêm cấm thành lập báo và tạp chí mới. Số lượng các tờ báo Đảng [1] tăng vọt. Năm 1938 có 127 tờ báo Đảng với 4,7 triệu ấn bản. Báo chí đặc biệt trở thành một công cụ tuyên truyền khổng lồ. Năm 1944 có tới 944 tiêu đề báo với 25 triệu ấn bản, trong đó 353 tiêu đề báo là của Đảng với gần 21 triệu ấn bản. Toàn bộ ngành truyền thông được quy hoạch. Các tờ báo địa phương cấp tỉnh phải thông qua Sở thông tin (DPB) trực thuộc Hội ủy thác Âm thanh (100% trực thuộc chính quyền) kiểm soát. Từ năm 1933 đến 1945có khoảng 100.000 các cuộc „Chỉ đạo Báo chí“ hàng ngày tại Berlin.
\n
9 May 2013 at 03:46
\n\n\n
Phần 2: Chính sách truyền thông của Đế chế III.
\n\n\n\n
Sau khi đắc cử, Hitler và chính đảng ngay lập tức thiết lập chế độ độc tài không chỉ về phương diện chính trị mà còn trong cả lĩnh vực báo chí và xuất bản. Tất cả các tờ báo trên toàn nước Đức bị kiểm soát một cách hệ thống. Ngay từ năm 1934, một phần tư đầu báo đã biến mất, giảm 18,7 triệu ấn bản. Ngoài ra, đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức cũng cho xóa sổ tất cả các tờ báo của các đảng phái khác, đồng thời, nghiêm cấm thành lập báo và tạp chí mới. Số lượng các tờ báo Đảng [1] tăng vọt. Năm 1938 có 127 tờ báo Đảng với 4,7 triệu ấn bản. Báo chí đặc biệt trở thành một công cụ tuyên truyền khổng lồ. Năm 1944 có tới 944 tiêu đề báo với 25 triệu ấn bản, trong đó 353 tiêu đề báo là của Đảng với gần 21 triệu ấn bản. Toàn bộ ngành truyền thông được quy hoạch. Các tờ báo địa phương cấp tỉnh phải thông qua Sở thông tin (DPB) trực thuộc Hội ủy thác Âm thanh (100% trực thuộc chính quyền) kiểm soát. Từ năm 1933 đến 1945có khoảng 100.000 các cuộc „Chỉ đạo Báo chí“ hàng ngày tại Berlin.
\n\n\n\n
Một phức hợp hệ thống truyền thông được dựng lên. Ban đầu, người Đức vui mừng đón nhận sự tái thiết báo chí mới mẻ mà trước đó chả mấy ngăn nắp và ngoài tầm kiểm soát dưới thời Cộng hòa Weimar.[2] Trong khi báo chí được sử dụng để truyền bá và „đưa vào nề nếp“ thì tất cả các phương tiện truyền thông khác cũng đều bị kiểm duyệt. Đánh dấu giai đoạn đầu là sự kiện Đốt sách vào ngày 10.5.1933 ở Berlin. Tới 50% toàn bộ sách của các nhà sách, thư viện và hầu như toàn bộ sách của các tác giả Do Thái bị thanh lọc. Một số loại sách đặc biệt đã bị nhào nặn lại và sách nước ngoài bị cấm. Tất cả các hiệu sách tư nhân, nhà xuất bản, đặc biệt là của người Do Thái bị kiểm soát, đa số bị đóng cửa. Ngoài ra tất cả các nhà văn không có giấy phép của Hội nhà văn Quốc gia đều không được phép viết và những ai có giấy phép cũng chỉ được phép viết về những „đề tài Văn học mong muốn“, chẳng hạn như: Cuộc chiến đấu của tôi của Adolf Hitler, Huyền thoại của thế kỷ XX của Alfred Rosenberg, Đứa con mong ước của Ina Seidel.v.v... Mỗi đầu sách như thế bán ra chừng 100.000 ấn bản. Tham gia vào hệ thống này có nhiều nhà xuất bản, kể cả những nhà xuất bản lớn như Bertelsmann với hệ thống phát hành rộng rãi. Kiểm duyệt và tự kiểm duyệt cao độ. Các tổ chức Xưng tội vươn tới cả hệ thống thư viện không thuộc nhà nước. [3]
\n\n\n\n
Ngoài việc kiểm duyệt hệ thống báo chí và sách vở, áp-phích, tờ rơi và truyền đơn cũng bị chính trị hóa. Quảng cáo áp-phích tập trung vào chủ đề Chiến đấu, Lãnh tụ như một hình tượng thiêng liêng, Chiến tranh toàn diện và tuyên truyền Chủ thuyết trung tâm của chế độ. Tính chính trị trong quảng cáo áp phích rất tập trung và sáng tạo. Chỉ riêng ở Berlin đã có hơn 3210 cột dán và bảng quảng cáo cùng với tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ dùng cho quảng cáo áp-phích. Ngoài ra, loại hình này còn được kết hợp với công tác tuyên truyền của Đài phát thanh, kết hợp với hình minh họa, động cơ và khẩu hiệu phù hợp cùng với những biểu tượng, chủ đề và hình thức trang trí lặp lại. Quảng cáo áp-phích được sử dụng triệt để. Tất cả là một bộ máy tuyên truyền hoàn hảo.[4]
\n\n\n\n
Bên cạnh đó, tờ rơi cũng đóng vai trò lớn đối với chiến dịch tuyên truyền của Đức lên phe đồng minh, chẳng hạn như trong chiến tranh giữa Đức và Anh, Đức đã sản xuất chừng 30.000 các loại tờ rơi, bưu thiếp và thư khác nhau với khoảng 20 tỉ ấn bản. Thậm chí còn xuất hiện hẳn một loại hình dịch vụ riêng: Bưu chính Quân đội (Feldpost). Dịch vụ này cũng được dùng cho tù nhân chiến tranh và phục vụ công tác hậu cần. Kênh truyền thông này ngày nay cũng có thể được coi là „nguồn sử liệu ngầm“ phản ánh xã hội một cách không chính thức.
\n\n\n\n
Trong khi quảng cáo áp-phích và truyền đơn được phát hành với số lượng lớn thì thư tín mang tính chính trị như thư động viên còn gọi là „thư chúc mừng của Hitler“ cùng với lời chào „Hitler muôn năm“ mang tính chuẩn mực đi kèm chữ ký cá nhân ở cuối thư có những tác dụng đặc biệt. Kể cả tem thư cũng được dùng vào việc tuyên truyền hình ảnh của „Lãnh tụ“. Tuy nhiên, bưu thiếp với các thông điệp tuyên truyền phong phú lại gần như không được sử dụng đến. [5]
\n\n\n\n
Dưới thời Quốc xã, các phương tiện truyền thông hiện đại và truyền thống được vận dụng tối đa. „Các vở anh hùng ca“ với những nhân vật anh hùng và những tấm gương phụ nữ được dựng lên cùng với sự phát triển của trường đào tạo diễn thuyết chuyên môn, địa phương, nhà nước cũng như lễ hội đến dàn dựng sự kiện đầy cảm xúc. Theo đường lối của Bộ Tuyên truyền, các lễ hội như ngày thành lập Đảng, thế vận hội Olympic được phát huy tối đa. Tượng đài và đài tưởng niệm là những chủ đề được yêu chuộng dưới thời Quốc xã. Chính sách văn hóa mới ra đời để công tác tuyên truyền vươn tới được công chúng. Giá vé vào xem kịch giảm giá thấp nhất có thể hoặc miễn phí. Lượng khán giả vào xem kịch đạt 5,1 triệu lượt người vào năm 1935, tới năm 1938 con số này lên tới 14,1 triệu lượt người, năm 1941 có 14,8 triệu dân thường và 27 triệu binh lính trong chương trìnhChăm sóc Binh lính ghé thăm nhà hát.
\n\n\n\n
Dựa trên hệ thống mạng lưới các diễn giả, nghệ thuật diễn thuyết tiếp tục phát huy vai trò to lớn trong các buổi mít-tinh với đông đảo quần chúng để phục vụ công tác tuyên truyền. Thế vận hội Olympic năm 1936 là công cụ tuyên truyền đặc biệt phù hợp, nhất là đối với nước ngoài. Nước Đức lúc đó là một sân khấu lớn cho các chính trị gia của Đảng, trong đó hình tượng Hitler thiêng liêng với lối chào „Hitler muôn năm“ tương tự như „Ceasar muôn năm“ được xây dựng như một người hùng vĩ đại ở trung tâm.
\n\n\n\n
Bên cạnh các phương tiện truyền thông truyền thống, phương tiện truyền thông hiện đại cũng bị lạm dụng. Đường điện thoại bị cơ quan mật vụ Gestapo kiểm soát gắt gao, ngay bản thân Hitler cũng không tin tưởng phương tiện này vì nguy cơ bị nghe lén rất cao. Vì lý do này mà một mạng điện thoại riêng chỉ dùng để chỉ huy quân đội được thiết lập. „Cẩn thận, kẻ thù nghe lén !“ là khẩu hiệu thời bấy giờ. Các đĩa ghi âm nhạc Quốc xã được phát hành rộng rãi trong khi âm nhạc của các nghệ sĩ Do thái ban đầu bị siết chặt rồi sau đó thì cấm hẳn. Do đó, thể loại âm nhạc quần chúng, hành khúc kiểu như „Cây sồi non trên quảng trường Adolf Hitler“ và những bài phát biểu tuyên truyền của phát-xít có cơ hội len lỏi vào từng nhà. Sự phát triển của vô tuyến truyền hình được ưu tiên hỗ trợ qua tổ chức chính quyền. Sau năm 1933, định hướng tuyên truyền phụ thuộc vào mối quan tâm quân sự của bộ Chiến tranh và Hàng không. Ngay cả nhiếp ảnh cũng chủ trương „mỗi bức ảnh là một thông điệp“ để xây dựng những hình ảnh tích cực của đội Thanh thiếu niên Hitler, đội Thiếu nữ Quốc gia Đức, Đội lao động công ích quốc gia .v.v... Hiện diện của sự khốn khổ, nghèo đói, bệnh tật và chết chóc được thể hiện qua những phức hợp chủ đề của người Do thái và những chủng tộc phi Aryan. Hitler được xây dựng như một thần tượng trong hàng loạt các bức ảnh. Ngoài ra, điện ảnh Đức với chủ nghĩa anh hùng sẵn sàng hiến dâng cho tổ quốc được trau dồi với các chủ đề phát triển từ truyện cổ tích và phi thực tế. Trong nền công nghiệp điện ảnh, kiểm duyệt bao trùm toàn bộ. Các kịch bản bị chính trị kiểm soát và nội dung bị nhào nặn. Gần như toàn bộ phim nước ngoài bị cấm. Tuy nhiên, công nghiệp giải trí trong thời kỳ này lại phát nở rộ. Người Đức gọi tình trạng này là „đánh lạc hướng“ dư luận. Lượng vé bán từ khoảng 8600 rạp chiếu phim trên toàn nước Đức là 624 triệu vào năm 1939 và lên tới 1117 tỉ vào năm 1943.[6]
\n\n\n\n
Bên cạnh đó, đài phát thanh – còn được gọi là Tiếng nói nhân dân – là công cụ tuyên truyền quan trọng nhất của nhà nước Quốc xã. Nghe đài là „nghĩa vụ chính trị quốc gia“. Saunăm 1939, có tới 3,9 triệu đài được bán ra [7], kể cả khi đài của công dân Do thái lại bị tịch thu thì số lượng người đăng ký nghe đài vẫn tăng từ 4,2 triệu vào năm 1932 lên tới 12,5 triệu vào năm 1939“. „Dường như tiếng nói của Adolf Hitler rót vào từng phòng khách„ như tờ Die Welt đã nhận định.[8]
\n\n\n\n
Từ năm 1933 đến 1945, toàn bộ mạng lưới truyền thông Đức được quy hoạch lại và kiểm soát chặt chẽ. Không như sự mong đợi ban đầu của nhân dân Đức, hệ thống này đã thít chặt hơi thở tự do trên quê hương của những tư tưởng hiện đại châu Âu. Nền dân chủ non trẻ Weimar bị đánh quỵ hoàn toàn mở ra một nền độc tài toàn trị dưới danh nghĩa một nhà nước quốc gia xã hội chủ nghĩa. Để che đậy hiện thực và thắp sáng niềm tin trong dân chúng cũng như binh lính, guồng máy tuyên truyền của nhà nước Quốc xã vận hành tích cực đến phút cuối cùng. Khi máy bay của quân đồng minh đã lượn ù ù trên bầu trời Berlin thì tiếng máy quay phim vẫn miệt mài rè rè để hoàn tất bộ phim màu đắt đỏ nhất trong 1000 bộ phim truyện dưới thời Quốc xã vào tháng Giêng năm 1945.[9] „Kolberg“ [10] với chi phí lên tới 8,3 triệu Mark cùng một đội ngũ diễn viên hùng hậu lên tới hàng nghìn người (theo lời đạo diễn Veit Harlan là 187.000 người) trong những cảnh quay chiến trường thực hiện ở Berlin và Potsdam. Đó là bộ phim cuối cùng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng chống ngoại xâm của nhân dân Đức trong cuộc chiến chống lại Napoleon được thực hiện dưới chế độ độc tài Hitler.[11]
\n\n\n\n
Tháng 5 năm 1945, hàng tấn bom đạn của quân đồng minh đã xóa sổ sự tồn tại của Đế chế III cũng như đánh dấu chấm hết cho một chính sách truyền thông tối ưu và chuyên nghiệp vào bậc nhất trong lịch sử truyền thông Đức thế kỷ XX.
\n\n[1] Từ đây Quốc hội Đức chỉ còn một đảng Công nhân Quốc giaXã hội Chủ nghĩa cầm quyền nên tôi viết tắt là “Đảng” cho tiện theo dõi.
\n[2] Vgl. Werner Faulstich: 2012, s.144ff.
\n[3] Vgl. Werner Faulstich: 2012, s.134ff.
\n[4] Vgl. Werner Faulstich: 2012, s.156ff
\n[5] Vgl. Werner Faulstich: 2012, s.163ff.
\n[7] Vgl. Werner Faulstich: 2012, s.97ff.
\n[8] Die Zeit am 18.8.08. „Wie Hitler in jedes Wohnzimmer drang“.http://www.welt.de/kultur/article2320561/Wie-Adolf-Hitler-in-jedes-Wohnzimmer-drang.html
\n[10] Tên phim đồng thời cũng là tên một địa danh cũ của Đức,nay là thành phố Kołobrzeg thuộc Balan.
\n\n