A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

AMBUSH MARKETING – MARKETING KHÔN LỎI: CON CỪU GHẺ TRONG BẦY

Ví dụ nổi tiếng về marketing khôn lỏi là vụ bia Bavaria của Hà Lan khi họ thuê hàng trăm cổ động viên mặc quần áo màu da cam có in biểu tượng của mình tới sân vận động và đã thu hút sự chú ý của công chúng trên sân và giới truyền thông trong khi không bỏ một đồng nào tài trợ (tài trợ chính là Budweiser).

\n

\n\n

Ví dụ nổi tiếng về marketing khôn lỏi là vụ bia Bavaria của Hà Lan khi họ thuê hàng trăm cổ động viên mặc quần áo màu da cam có in biểu tượng của mình tới sân vận động và đã thu hút sự chú ý của công chúng trên sân và giới truyền thông trong khi không bỏ một đồng nào tài trợ (tài trợ chính là Budweiser). Không phải chỉ là “chiêu trò” của chàng trai nhà nghèo trong câu chyện đã nói ở trên, marketing khôn lỏi cũng nằm trong sách lược của nhiều thương hiệu lớn. 1984, Kodak tài trợ chương trình phát sóng về thế vận hội trong khi Fuji là nhà tài trợ chính. Năm 1988, Fuji “chơi” lại bài này trong thế vận hội Seoul nơi Kodak là nhà tài trợ chính. Năm 1996, nhà vô địch Olympic, vđv Linford Christie đã đeo kính áp tròng dập nổi logo Puma khi họp báo, trong khi Reebook mới là nhà tài trợ chính. Đương nhiên, không thể không kể đến các cuộc đụng độ “siêu kinh điển” kiểu El Clásico giữa Pepsi và Coca Cola; Nike – Addidas – Reebok… Một trường hợp cá biệt đáng chú ý là năm 2002, công ty Schirf Brewery đã cho chạy dòng quảng cáo trên các xe giao hàng của mình là: "Wasutch Beers. The Unofficial Beer. 2002 Winter Games." – “Bia Wasutch, bia không chính thức. Thế vận hội mùa đông 2002”. Họ không dùng logo của thế vận hội, cũng không bắt chước quảng cáo của hãng khác. Có điều ai cũng hiểu họ đang nói đến cái gì, và đối thủ cạnh tranh cũng như các nhà quản lý thị trường khó có thể bắt bẻ họ.

\n\n

Tại Việt Nam, người viết cũng chứng kiến những ca khôn lỏi như một số nhãn hàng không tài trợ cho giải đua xe ô tô địa hình nhưng chọn tài trợ cho những đội đua tiềm năng nhất và dán đầy quảng cáo trên những chiếc xe đua tranh. Tham dự Triển lãm chuyên ngành bạn hoàn toàn có thể gặp những nhân viên của một số nhãn hàng len lỏi vào phát tờ rơi bên trong triển lãm;...

\n\n

Marketing ăn theo và marketing khôn lỏi:
\nMarketing ăn theo: nhân một sự kiện thu hút sự chú ý của khách hàng và giới truyền thông, một nhãn hàng sẽ tung ra các chương trình khuyến mại và quảng cáo hướng đến sự kiện kia.

\n\n

Marketing khôn lỏi (ambush marketing) : sử dụng truyền thông để người tiêu dùng và công chúng hiểu nhầm là nhãn hàng tài trợ hoặc đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức. Marketing khôn lỏi cũng tìm cách xuất hiện nổi bật ngay tại sự kiện đó (thường là sự kiện văn hoá, thể thao lớn).

\n\n

Marketing ăn theo thường không bị chỉ trích vì nó nằm ở ranh giới của sự "có thể chấp nhận được" khi mang lại lợi ích cho khách hàng và không tấn công trực diện vào đối thủ cạnh tranh vốn là người tài trợ cho sự kiện. Trong khi đó, marketing khôn lỏi đặt ra các vấn đề về đạo đức khi mang những dấu hiệu của sự gian dối, mạo danh, chiếm đoạt thành quả của người khác.

\n\n

Note 2/3.
\n‪#‎i_like_therefore_i_share‬ ‪#‎pr_nguyendinhthanh‬ ‪#‎elite_pr_school‬

\n


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan