A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng hợp các sự kiện truyền thông đáng chú ý năm 2013

Tổng kết về các sự kiện truyền thông nổi bật năm 2013

Điểm lại những sự kiện nổi bật năm 2013 dưới con mắt truyền thông

 

  1. Bà Tưng:

Một cô gái không tên tuổi bỗng nhiên trở thành cái tên không thể không biết với giới trẻ. Ngoại hình nóng bỏng cùng các chuyên gia truyền thông chống lưng, đồng loạt đẩy lên các diễn dàn dành cho giới trẻ và dân văn . Trong một xã hội đầy rẫy những tabou, cấm đoán, đặc biệt là tình dục. Có vẻ như các cố vấn và nhà đầu tư hình ảnh của cô gái này đã tính toán đúng khi hiệu ứng truyền thông lan toả vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, cái không tính được chính là sự cấm đoán của chính quyền. Không nổi tiếng bằng tài năng như Thu Minh, không có background điện ảnh như Minh Hằng hay sàn diễn như Ngọc Quyên, Bà Tưng nhanh chóng biến thành ngọn lửa rơm và để lại câu hỏi ngỏ quá lớn cho tương lai hình ảnh của cô gái này  trong một xã hội còn ít cởi mở. Còn nhớ cách đây không lâu, sau khi làm ầm ĩ vụ bị người yêu (là ca sỹ nổi tiếng) bỏ rơi, cô gái trong vụ ấy đã gửi thư nhờ you tube gỡ xuống những thông tin và hình ảnh ấy vì không muốn sau này con mình sẽ nhìn thấy vụ lùm xùm ấy. Một lời khuyên: hãy thực hiện kế hoạch của mình cho đến cùng nhưng đừng bằng mọi giá.

 

  1.  Làm PR qua các hoạt động văn hoá, từ thiện:
    Nick Vujicic, một trong những diễn giả hiếm hoi trên thế giới hiện nay, có khả năng thu hút đám đông hàng chục nghìn người đã tới Việt Nam dưới bàn tay đạo diễn của First News và nhà đầu tư Tôn Hoa Sen. Truyền thông nhà nước và tư nhân đón nhận tin – dù là vui này – với một sự hồ hởi đáng ngạc nhiên. Truyền hình trực tiếp, báo hình, báo  mạng, diễn đàn xã hội…tất cả đều sôi sục. Nick Vujicic đã mang lại cảm hứng cho hàng triệu người tại Việt Nam, tạo nên một case study không thể thuyết phục hơn về giá trị của PR và các bài học nên được rút ra:

        1. PR có làm ra tiền trực tiếp và một cách gián tiếp. Cụ thể là, igá trị cổ phiếu của Tôn Hoa Sen tăng vọt, mang lại hơn 180 tỷ cho nhà đầu tư.

       2. Phần teasing TRƯỚC sự kiện quá tốt. Chiến dịch có sự kết hợp hoàn hảo giữa event – activation – pr Tiếc là sự vụng về TRONG sự kiện đã làm mờ phần nào hiệu quả cảm xúc của chiến dịch khi đội quân hộ tống thừa nhiệt tình, thiếu nhạy cảm đã gây phẫn nộ trong công chúng. Những tiết lộ về giá trị của chiến dịch (32 tỷ) cũng pha loãng sự chú ý của công chúng.

     3. Một sự kiện PR tốt không ngại gây tranh cãi. Bài báo ngược chiều của một nhà báo nhạy bén đã làm nên một cuộc tranh luận ngược, dù lỏng lẻo nhưng cũng làm giảm phần nào hào quang của sự kiện nhưng cũng đồng thời cho thấy một dấu hiệu đáng mừng : đã có những dư luận trái chiều về một hoásự việc tưởng chừng chỉ có xuôi. Đi cùng “dòng” văn  hoá – thể thao này tiếp tục có Đẹp Fashion Show, Davines Hair Show, Coca Cola (rước cup Fifa vào năm mới), Rock Storm Mobifone, Hennessy Concert, BIDV MU card,…

 

  1. Vụ khủng hoảng của sữa dê Danlait một lần nữa cho thấy sự mong manh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thế giới số. Chỉ cần một cuộc tấn công trên mạng xã hội của một cá nhân và sau đó là một nhóm người có cảm tình đã làm cho một doanh nghiệp phải điêu đứng. Cùng một lúc doanh nghiệp phải đối mặt với biết bao sức ép: về mặt luật pháp trong nước, về quy trình sản xuất, về chất lượng sản phẩm, về tính xác đáng của các xét nghiệm, sức ép từ báo chí, sức ép từ dư luận, sức ép của bạn bè và người thân, bị hacker tấn công, bị theo dõi hành tung, phải nghiên cứu các quy định của luật pháp nước ngoài, đối mặt với sứp ép của các cơ quan quản lý trong nước (từ Hải Quan tới quản lý thị trường, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm,…). Có bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam có thể tự tin nói rằng mình có thể trụ vững được trước một cuộc “tấn công tổng lực và toàn diện” như vậy? Danlait đã được các cơ quan quản lý của Việt Nam và Pháp công nhận là đạt tiêu chuẩn, liên minh châu Âu cũng thừa nhận là sữa dê có thể dùng để sản xuất sữa cho trẻ em. Đơn vị nhập khẩu Danlait thì đi kiện khắp nơi và đối mặt nguy  phá sản. Mạnh Cầm không phải là đơn vị duy nhất chịu cảnh này.

 

  1.  Vụ khủng hoảng truyền thông đình đám thứ hai chính là vụ Hoàng Anh Gia Lai bị tố phá rừng ở lào. Vụ này cho thấy hiệu ứng cánh bướm (áp dụng trong truyền thông) là có thật: chỉ mấy ngày sau cáo buộc, cổ phiếu HAGL tụt mất 400 tỷ. Hôm nay, khi khủng hoảng đã qua, người ta mới thấy sự lão luyện và cao tay của bầu Đức. Một mặt ông xử lý khủng hoảng tận gốc khi đưa phóng viên tới tận nơi xem tình hình tại Lào, Campuchia, một mặt đối thoại cứng với người cáo buộc khi tình hình êm lập tức bỏ mấy ngành kinh doanh đang gây nguy hiểm đến danh tiếng của tập đoàn đi. 2014, có thể nói, nguy hiểm đã lùi ở sau lưng vị doanh nhân này. Sau nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, những tập đoàn lớn như Tôn Hoa Sen, HAGL, Vin Group,…hiểu hơn ai hết giá trị của PR.

(xem thêm tại: http://nguyendinhthanh.com/1682/news-detail/666161/bai-doc/vai-nhan-dinh-ve-cach-xu-ly-khung-hoang-cua-hoang-anh-gia-lai.html

note 2:

http://nguyendinhthanh.com/1682/news-detail/496165/bai-viet/3-kich-ban-xu-ly-khung-hoang-cho-bau-duc-hoang-anh-gia-lai.html )

 

  1. Rùm beng khai trương Starbucks coffees.  Tuy có nổi tiếng ở Mỹ nhưng sự có mặt của Starbucks sẽ chẳng ầm ĩ đến thế nếu không có sự lên tiếng của Trung Nguyên với các phát ngôn có phần thái quá: “Starbucks chỉ là nước cà phê pha đường”. Báo chí và mạng xã hội sôi sục với các nhận định phân tích. Đỉnh điểm là chiêu dùng dòng người xếp hàng uống một sản phẩm đồ uống được coi là bình dân và là biểu tượng của lối sống công nghiệp Mỹ đã ít nhiều chạm vào tự ái của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam vốn đã tiếp xúc nhiều với concept này ở nước ngoài. Xét về mặt truyền thông, Starbucks đã thành công còn về mặt kinh doanh, chắc hẳn phải chờ sau 3 năm và con số các cửa hàng ở mức 2 con số thì mới kết luận được. Hãy cẩn trọng với các chiến dịch sử dụng chiêu dòng người xếp hàng. Các câu hỏi cần được đặt ra là: những người đó có thực sự là target customer? Liệu cứ có nhiều người biết đến là tốt? (lập luận này sẽ cho phép loại bỏ khả năng Tiger sắp đặt vụ hôi bia như một số người nghi vấn). Trong một đất nước mà chuyện ăn, uống nơi công cộng và xếp hàng không phải là một hành động tự nhiên như xã hội phương Tây thì các marketer càng phải thận trọng khi dùng đến chiêu này, kẻo kính chẳng bõ phiền.

 

  1.  Đám tang đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho thấy sức mạnh và vị thế của truyền thông xã hội. Tin tức nhanh chóng, chính xác, nhiều chiều, nhiều nguồn đã chính thức giúp Mạng Xã Hội và các Bloggers ghi điểm. Người ta không còn kiên nhẫn đợi một ngày, nửa ngày, thậm chí vài tiếng để biết được tiến trình của một sự kiện quan trọng như thế nào nữa. Mỗi facebooker, blogger đã trở thành một điểm phát tán thông tin và bình luận, phân tích và trao đổi thông tin. Từ nay, chắc chắn bước cách lấy tin và đưa tin của báo chí sẽ không bao giờ như trước nữa.

 

  1.  PR cá nhân không còn là một điều mới mẻ và vô hại. Vụ ông nghị Hoàng Hữu Phước công khai “dìm hàng công khai” một đại biểu quốc hội có hình ảnh tốt đã dấy lên dư luận phản đối. FB không còn là một góc riêng tư mà đã trở thành nơi ra vào thường xuyên của nhiều tuýp người với nhiều mục đích khác nhau. Những vụ “vạ miệng” giời ơi chắc chắn sẽ là bài học tốt cho nhiều người của công chúng (vụ nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 và Đàm Vĩnh Hưng, vụ Nguyễn Vĩnh Tiến chê cách Hồng Nhung hát Ngẫu hứng sông ồng đã được xào thành xì căng đan, phát ngôn về nhạc sến của Quốc Trung, Huy  Tuấn…). Nhiều phát ngôn ở trang cá nhân đã được chế thành bài viết gây xôn xao dư luận (từ chuyên môn gọi là nhét chữ vào mồm diễn giả).

 

Ngoài ra, các vụ phát ngôn của bộ trưởng y tế, bộ trưởng giao thông, giáo dục, nhiều phát ngôn “gây sốc” của một số cán bộ quản lý đều nằm trong tầm ngắm của mạng xã hội và gây ra các phản hồi nhiều chiều – đa phần là tiêu cực, điều này đòi hỏi các bộ, ban, ngành thực sự cần đầu tư nhiều hơn cho việc làm quen với mạng xã hội và tương tác trên đó, song song với việc tập huấn phòng chống khủng hoảng truyền thông, tập huấn đối phó khủng hoảng vì các lý do khác (thực chất là risk management).

 

(đọc thêm về khủng hoảng truyền thông do phát ngôn:

  •  

và xử lý khủng hoảng truyền thông tại Việt Nam:

 

  •  
  •  
  1.  Đại hội quảng cáo châu Á. Cuối năm 2013, Việt Nam đón nhận một sự kiện lẽ ra sẽ cực kì quan trọng với ngành truyền thông quảng cáo ở Việt Nam : Ad Asia 2013. Tiếc thay, những trục trặc trong khâu tổ chức, kỹ thuật, sự phối hợp và mong muốn hợp tác giữa các bên tổ chức không được như nó cần phải được khiến cho đại hội vắng vẻ và kém hấp dẫn. Gần như không có PR – marketing agency lớn nào của VN tham gia – tham dự. Đối lập với một team gắn kết và năng động của Taipei – nơi đăng cai Asia Ad 2013. Tuy nhiên, các bài phát biểu cũng có nhiều điều đáng chú ý và khẳng định xu hướng PR Marketing trong thời gian tới là: quan tâm tới khách hàng, tới môi trường thiên nhiên, gắn kết xã hội, tăng tính tương tác và tận dụng tiến bộ vượt bậc của công nghệ.

 

(xem thêm nội dung đại hội tại đây:

http://nguyendinhthanh.com/1682/news-detail/849109/bai-giang/xu-huong-pr-marketing-moi-trong-thoi-dai-digital-tong-ket-ngan-ve-ad-asia.html

 

http://nguyendinhthanh.com/1682/news-detail/844042/bai-viet/dai-hoi-ad-asia-ngay-1-marketing-huong-den-con-nguoi.html)

Sự lên ngôi của truyền thông xã hội đã làm nên một năm cực kì sôi động và nhiều điều bất ngờ cả thú vị lẫn không thú vị.

 

(xem thêm: 8 mẩu suy nghĩ về social media tại Việt Nam năm 2013 :

http://nguyendinhthanh.com/1682/news-detail/1125852/truyen-thong/8-mau-suy-nghi-ve-social-media-mxh-tai-viet-nam-nam-2013.html

 

và trách nhiệm của các mạng xã hội: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=196914183834128&set=a.194633644062182.1073741827.194631147395765&type=1&theater)

 

Trường hợp duy nhất làm mình băn khoăn không biết có nên đưa vào các sự kiện truyền thông năm 2013 không chính là Zone 9. Đây đã có thể là một cuộc khủng hoảng truyền thông thực sự nếu như Zone 9 không bị đóng cửa. Nhưng bản chất của việc này chỉ nằm 20% ở truyền thông (dù chính thống hay trên mạng xã hội), 80% còn lại thực ra là chuyện của lobby – của vận động hàng lang và PR chính trị. Mọi người sinh ra đều bình đẳng, tiếng nói của ai cũng quan trọng nhưng có một số người bình đẳng hơn những người khác; tiếng nói của một số người quan trọng hơn một số người khác. Những ngoắt nghéo trong vụ này quá nhiều để nhắc đến. Tôi thực sự tiếc cho Hà Nội đã mất đi một tấm danh thiếp mới, một cơ hội cho thấy một HN năng động và cởi mở như thế nào, mất đi một thiết chế nghệ thuật và nghệ thuật sống không chính thức – cái đã làm được điều mà nhiều thiết chế nghệ thuật chính thống không làm được là : thu hút giới trẻ, thu hút khách nước ngoài, một nơi thực sự sống. (Dù sao, từ ngày đầu SỰ VIỆC THỨ HAI xảy ra, tôi thấy mình nợ Zone 9 một lời xin lỗi vì đã không trực tiếp giúp giải quyết khủng hoảng cũng không viết “một bài ra trò” để “hòng” bảo vệ các bạn.) Nếu Zone 9 được mở cửa trở lại hoặc nếu Zone 14 được mở ra, về mặt truyền thông, tôi mong các bạn hãy làm 2 điều bên cạnh rất nhiều điều các bạn phải lo toan đó là: lập một “zone ước” và chỉ định một người phát ngôn đại diện cho tất cả.

Khép lại 2013, cùng chào đón 1 năm 2014 với đầy ẩn số và bất ngờ!

 

Hà Nội 1/1/2014

 

Nguyễn Đình Thành

Giám đốc Tư vấn Chiến lược Truyền Thông

Công ty truyền thông Le Bros

 

Xem thêm tổng hợp các note hay về PR – truyền thông cho người mới vào nghề tại đây:

http://nguyendinhthanh.com/1682/news-detail/863055/truyen-thong/tong-hop-nhung-video-va-note-hay-ve-pr-truyen-thong-cho-nguoi-moi-vao-nghe.html

 

tổng hợp năm 2013 qua những nhân vật thú vị:

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10152038373687954&set=a.10150455601897954.378918.705137953&type=1&theater

 

tổng hợp năm 2013 qua bộ phim thú vị:

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10152045591967954&set=a.10150455601897954.378918.705137953&type=1&theater

 

Những buổi training /talk show của Thành năm 2013:

https://www.facebook.com/ThanhMetropole/media_set?set=a.10152047605257954.1073741843.705137953&type=1

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan