A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Snowpiercer: cuốn phim về trật tự xã hội loài người và những điều bất ngờ

“Anh biết không, cái tôi ghét nhất ở mình là tôi đã ăn thịt người. Và tôi thậm chí còn biết rằng thịt trẻ con ngon hơn thịt người lớn!”.

Một nhóm đàn ông tiến về phía người đàn bà và đứa trẻ. Họ giết người đàn bà và định làm thịt đứa trẻ để ăn. Một ông già xuất hiện. Ông ấy cầm lấy con dao. Ai cũng nghĩ là ông ấy sẽ giết đứa trẻ. Nhưng không, ông ấy tự chặt tay mình và bảo chúng tôi: ăn đi, nếu các người đói đến thế.
Từ đấy mọi người trong khoang tự chặt tay và mời nhau ăn. Cho đến 1 ngày Wilford mang bánh protein đến và chúng tôi không giết nhau nữa.

“Anh biết không, cái tôi ghét nhất ở mình là tôi đã ăn thịt người. Và tôi thậm chí còn biết rằng thịt trẻ con ngon hơn thịt người lớn!”.

Một nhóm đàn ông tiến về phía người đàn bà và đứa trẻ. Họ giết người đàn bà và định làm thịt đứa trẻ để ăn. Một ông già xuất hiện. Ông ấy cầm lấy con dao. Ai cũng nghĩ là ông ấy sẽ giết đứa trẻ. Nhưng không, ông ấy tự chặt tay mình và bảo chúng tôi: ăn đi, nếu các người đói đến thế.
Từ đấy mọi người trong khoang tự chặt tay và mời nhau ăn. Cho đến 1 ngày Wilford mang bánh protein đến và chúng tôi không giết nhau nữa.

 

 

Snowpiercer (Chuyến tàu băng giá) không chỉ là một bộ phim giả tưởng mà còn là cả một cuốn sách triết học về cuộc đời, xã hội và sự sống. 

Wilford, một cậu bé mê tàu hoả, mơ cả đời sống trên một con tàu. Khi lớn lên, hắn đã làm một con tàu chạy vòng quanh thế giới bằng 1 động cơ vĩnh cửu. Con tầu chạy và làm cả thế giới đóng băng, chết hết, trừ những người trên tàu. 17 năm con tàu chạy như vậy. Thỉnh thoảng các khoang mở thông nhau để người trong các khoang giết lẫn nhau, tranh giành thức ăn. Ở đuôi tàu là những kẻ bẩn thỉu, đói khát. Càng lên phía trên, càng là những người “tôn quý” “ có giáo dục” và sống sung sướng.


Các nhóm ở dưới luôn tìm cách nổi loạn để đi xa nhất, đến các khoang phía trên hòng tìm được Wilford để giết và dừng con tàu lại, nhưng không thể. Cho đến khi Curtis, một người anh hùng của phía đuôi tàu được mọi người tín nhiệm đứng lên khởi nghĩa. Giết mọi vật cản và đến được đầu tàu và tất cả sụp đổ.

Wilford tiết lộ mọi bí mật: rằng con tầu là một hệ sinh thái, để cân bằng người ta phải giết bớt người cho đạt tới 1 con số lý tưởng. 

Rằng ông già lãnh đạo hết cuộc khởi nghĩa này tới cuộc khởi nghĩa khác là tay trong của hắn (cái đáng tin nhất là cái càng không thể tin được). Xúi cho các khoang giết nhau, xúi làm khởi nghĩa để “cân bằng sinh thái” (các cuộc chiến tranh và các nhà tư tưởng, nhà cách mạng);

Rằng động cơ vĩnh cửu là do bọn trẻ con bảo trì và làm cho nó chạy (hình ảnh của các nước nghèo và các nước đang phát triển); 

Rằng con tàu chính là hình ảnh của xã hội và thế giới: luôn luôn có nước giàu, nước nghèo; tiến bộ và tiến hoá là những khái niệm mơ hồ và trống rỗng; 

Mọi thứ đều được giới tài phiệt (nắm công nghệ, luật pháp, quân đội, tri thức) sắp đặt trước và thế giới sẽ vận hành như thế….


Hơn cả một cuốn phim thriller, Snowpiercer của đạo diễn Bong Joon-ho là cả một là cả một cuốn sách triết học về cuộc đời, xã hội và sự sống.


Rất đáng xem và suy ngẫm.

Ngoài ra các bạn đã, đang và sẽ làm kỹ sư dư luận thì nên xem mấy phim này:

http://nguyendinhthanh.com/top-10-best-movies-for-pr-practitioner-marketer.html

 

Review về phim: http://www.rogerebert.com/reviews/snowpiercer-2014

Bài có thể xem thêm trên trang của Thành: Nguyendinhthanh.com


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan