A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người ta sẽ làm gì nếu biết mình sắp chết ?

‘’Eric-Emmanuel Schmitt đã cho ra đời một câu chuyện mang tính huyền thoại thật tuyệt vời về khổ đau và sự hèn nhát. Một câu chuyện kể hòa giải chủ nghĩa duy vật vô thần với niềm hy vọng của đức tin. Để những ai vẫn còn nghi ngờ hiểu ra rằng ‘’bệnh tật cũng giống như cái chết. Đó là một thực tế, không phải là một sự trừng phạt’’. Táo bạo và chắc chắn tác động mạnh hơn một luận án dài hay những bài diễn văn hay hớm. Cần cho tất cả những ai bắt gặp một bệnh viện, dù gần hay xa, khi đi đường đọc quyển sách nhỏ này.’’

Oscar và bà áo hồng 

Người ta sẽ làm gì nếu biết mình sẽ chết ?

"Cuộc sống thực ra là một món quà buồn cười. Ban đầu người ta đánh giá quá cao nó và cho rằng mình có thể sống mãi mãi, rồi người ta coi thường cuộc sống, thấy nó thối nát và ngắn ngủi; cuối cùng người ta hiểu ra rằng cuộc sống không phải là một món quà mà là một khoản vay và cần phải cách hưởng thụ nó." - cậu bé Oscar, 10 tuổi, bị bệnh ung thư đã nói như vậy với bố mẹ mình.

Người ta sẽ làm gì nếu chỉ còn sống được hơn mười ngày ? Đặc biệt khi ‘’người ta’’ chỉ là một cậu bé mười tuổi sống một mình ở nơi toàn trẻ em bị bệnh hiểm nghèo và những ‘’bà áo hồng’’ - những người già làm việc tình nguyện trong bệnh viện. Oscar bị bệnh máu trắng và chỉ còn sống được 12 ngày và bố mẹ em quá đau buồn không đủ dũng cảm đến thăm em hàng ngày. Bà áo hồng đã khuyên Oscar hãy biết cách chấp nhận cái chết. 

 

Theo lời khuyên của bà, mỗi ngày Oscar viết một lá thư gửi Chúa và sống một ngày bằng 10 năm và thế là cuộc đối thoại giữa con người và Chúa trời bắt đầu.. 

Ngày thứ nhất, Oscar ‘’làm quen với Chúa’’ và mới được sinh ra. 

Ngày thứ hai cậu là một chú bé mười tuổi. 

Ngày thứ ba, Oscar đến với thời niên thiếu và ‘’yêu’’ Peggy, một cô bé cùng viện bị bệnh ung thư làm cho da tái xanh. 

Ngày thứ tư, cậu  30 tuổi và ngỏ lời cầu hôn Peggy. 

Ngày thứ năm, cô bé được phẫu thuật và Oscar rất vinh dự khi được bố mẹ Peggy trao con gái của họ cho cậu chăm sóc. 

Ngày thứ sáu không hề yên ả. Cô bé người Trung Quốc nói rằng Oscar yêu mình còn Brigitte, một cô bé khác đã hôn lên khắp người Oscar, Peggy bỏ cậu. Cậu bé rơi vào tình trạng dở khóc dở cười và đối mặt với những vấn đề gia đình của một người đàn ông năm mươi tuổi. Lá thư thứ bảy, Oscar viết cho Chúa vào dịp Noel sau khi đã làm lành với Peggy. 

Lá thư thứ 8, 9, 10, Oscar dành thời gian suy nghĩ nhiều hơn như người ta suy nghĩ từ năm 70 đến 100 tuổi. 

Cứ như thế cậu bé trải qua mọi  giai đoạn của đời người và rút ra những triết lý khiến người lớn phải giật mình. Cậu tìm ra câu trả lời về sự sống, cái chết, tôn giáo, lòng tin. 

Cậu giải thích với bố mẹ rằng cuộc sống thực ra là một món quà buồn cười. Ban đầu người ta đánh giá quá cao nó và cho rằng mình có thể sống mãi mãi, rồi người ta coi thường cuộc sống, thấy nó thối nát và ngắn ngủi; cuối cùng người ta hiểu ra rằng cuộc sống không phải là một món quà mà là một khoản vay và cần phải cách hưởng thụ nó.

Độ dài của các bức thư cứ ngắn dần rút ngắn khoảng cách giữa cậu và Chúa. Ngày thứ 12, cậu bé ra đi mà không kịp viết nốt bức thư cuối cùng. Bà áo hồng cho biết: ba ngày cuối cùng, cậu ngủ với một dòng chữ để đầu giường : ‘’Chỉ Chúa mới có quyền đánh thức tôi’’. 

 

Cuốn sách đã giữ vị trí thứ mười bốn trong số các cuốn sách bán chạy nhất năm 2003 và đưa Eric-Emmanuel Schmitt vào danh sách những tác giả đương đại Pháp được đọc nhiều nhất trên thế giới.

Cây bút François Busnel đã bình luận trong tờ nhật báo danh tiếng L’Express :

‘’Eric-Emmanuel Schmitt đã cho ra đời một câu chuyện mang tính huyền thoại thật tuyệt vời về khổ đau và sự hèn nhát. Một câu chuyện kể hòa giải chủ nghĩa duy vật vô thần với niềm hy vọng của đức tin. Để những ai vẫn còn nghi ngờ hiểu ra rằng ‘’bệnh tật cũng giống như cái chết. Đó là một thực tế, không phải là một sự trừng phạt’’. Táo bạo và chắc chắn tác động mạnh hơn một luận án dài hay những bài diễn văn hay hớm. Cần cho tất cả những ai bắt gặp một bệnh viện, dù gần hay xa, khi đi đường đọc quyển sách nhỏ này.’’

 

Oscar và bà áo hồng đã được đưa vào chương trình giảng dạy văn học cấp trung học tại Pháp và trình diễn trên sân khấu. Cuối năm 2009, bộ phim cùng tên sẽ được trình chiếu tại Pháp. Tạp chí văn học uy tín Lire tiến hành thăm dò dư luận về ‘’các tác phẩm văn học đã làm thay đổi cuộc đời họ’’. Năm 2004, các độc giả đã bình bầu Oscar và bà áo hồng – một ngoại lệ dành cho một tác giả đang còn sống – đứng ngang hàng với Kinh thánh, Ba chàng ngự lâm  Hoàng tử nhỏ.

PS: từ 2 tuần nay liên tiếp nghe tin về người chết vì bênh ung thư, già có, trẻ có, báo trước có, đột ngột có. Tự dưng tinh thần rất hoang mang, nên post lại note này về bệnh tật và cái chết.

Link về chuỗi tác phẩm về cuộc đời và tôn giáo của Eric Emmanuel Schmitt : http://nguyendinhthanh.com/chuoi-vo-hinh-hay-cau-hoi-lon-ve-ton-giao-va-con-nguoi-eric-emmanuel-schmitt.html

 

bài giới thiệu về nhà văn Eric Emmanuel Schmitt:

http://nguyendinhthanh.com/Giới%20thiệu%20về%20tác%20giả%20Eric-Emmanuel%20Schmitt

 

một bài phân tích bằng tiếng Anh:

https://www.frenchteachers.org/bulletin/articles/activities/literature/caseforTeachingOscar.pdf

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan