A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cuộc đua tiêu tiền giữa các tỷ phú

Lĩnh vực hàng xa xỉ dường như là nơi duy nhất không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế. Các món hàng độc, đắt, lạ tiếp tục thu hút được sự chú ý của giới giàu có và hầu bao lại tiếp tục được mở ra. Năm 2014, thị trường này đã lên tới 935 tỷ usd, tăng 7% so với năm trước.

 

Lĩnh vực hàng xa xỉ dường như là nơi duy nhất không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế. Các món hàng độc, đắt, lạ tiếp tục thu hút được sự chú ý của giới giàu có và hầu bao lại tiếp tục được mở ra. Năm 2014, thị trường này đã lên tới 935 tỷ usd, tăng 7% so với năm trước.

Cuộc đua giữa các quốc tịch

Kỷ lục về những cái giá trên trời liên tục bị đẩy sập bất chấp tình hình kinh tế thế nào. Ông chủ người Nga Abramovich đã làm thế giới choáng váng khi mua bức tryptic của Francis Bacon trị giá 142 triệu USD. Tuy nhiên, ngày 12 tháng 5 năm 2015, bức Những người phụ nữ ở Algiers của Picasso đã trở thành bức tranh đắt giá nhất trên thế giới với trị giá 179 triệu usd. Tỷ phú Roustam Tariko của Nga đã bỏ ra 1 triệu usd để mua độc quyền tên một loài hoa mang tên vợ mình. Bên kia bờ đại dương, tỷ phú Chiquinho Scarpa đã thông báo sẽ ‘‘chôn sống’’ chiếc Bentley trị giá 1 triệu usd của mình để thu hút sự chú ý của công chúng. Trung Quốc cũng đang nổi lên như một trong những nơi mà các kỷ lục giàu sang liên tục bị phá vỡ. Nếu như trước đây, người ta trầm trồ với toà nhà ‘‘sao y bản chính’’ của toà bạch ốc, do một tỷ phú Trung Quốc xây thì ngày nay, tỷ phú Stephen Hung của Hồng Kông đã làm nhà sản xuất xe siêu sang Rolls-Royce ‘‘chóng mặt’’ khi kí giấy mua liền một lúc 30 chiếc xe tổng trị giá 20 triệu usd, đơn hàng lớn nhất trong lịch sử của thương hiệu này. Từ Iraq, tỷ phú Shihab Shihab đã chi ra 20 triệu usd để  xây dựng phiên bản của Nhà trắng tại đất nước này. Trước đó, đầu thế kỷ 20, tỷ phú George Boldt, còn mua cả một hòn đảo và cho xây 6 lâu đài theo chủ đề khác nhau để tặng vợ mình ở khu Thousands Islands. 

Đi tìm lý giải

Sự độc nhất có lẽ là lý do dễ nhìn thấy nhất của hiện tượng này. Năm 1985, chai vang Lafite đã được bán với giá 160.000 usd đơn giản vì nó thuộc về Thomas Jefferson tổng thống thứ 3 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Số lượng hạn chế là lý do thứ hai hấp dẫn các nhà sưu tập. Những chiếc túi của Hermes được bán với giá đặc biệt bởi chỉ có chừng ấy chiếc được sản xuất nhân dịp thương hiệu 200 năm tuổi. Đồng hồ Speake Marine phiên bản đặc biệt khắc hình trống đồng, chỉ có 18 chiếc trên toàn thế giới.

Thời điểm độc nhất vô nhị là yếu tố thứ ba. Có thể coi chủ sở hữu của 1 trong số các sản phẩm được cho ra đời nhân dịp thương hiệu nổi tiếng nhất vùng Cognac từ 250 năm nay là những người may mắn bởi phải ít nhất 50 năm nữa mới có sản phẩm ‘‘tương tự’’ ra đời. (Một tỷ phú của Trung Quốc đã không ngần ngại rút hầu bao 3,5 tỷ tiền Việt Nam để trở thành người đầu tiên ở Châu Á sở hữu 250 chai Hennessy được sản xuất đặc biệt nhân dịp thương hiệu này tròn 250 năm tuổi.) 

Kiếm tiền đã khó, tiêu tiền cũng là một nghệ thuật. Câu nói hãy nói bạn kết giao với ai, tôi sẽ nói bạn là ai có thể sửa lại thành : hãy nói cho tôi bạn tiêu tiền như thế nào, tôi sẽ nói bạn là ai !

Bài đã đăng trên tạp chí Thể thao Văn hóa và Đàn Ông tháng 5/2015.

 

Link tham khảo :

 

http://www.bain.com/publications/articles/luxury-goods-worldwide-market-study-december-2014.aspx

 

http://www.bbc.com/news/entertainment-arts-32700575

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan